Nhật Bản: Hồi sinh các nhà máy điện, rủi ro vẫn tồn tại

© AP Photo / Tom CurleyNhà máy điện nguyên tử Fukushima-1
Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau vài tuần lễ Nhật Bản có khả năng khôi phục việc khai thác năng lượng điện hạt nhân. Bắt đầu vào ngày 3 tháng 8, KyushuElectricPower sẽ cùng với Uỷ ban an toàn hạt nhân Nhật Bản thực hiện chạy thử an toàn lò phản ứng số 1 nhà máy điện hạt nhân Sendai.

Thử nghiệm được dự kiến kéo dài một tuần lễ, nếu thu thành công sẽ khởi động chạy thật từ ngày 10 tháng 8. Đây sẽ là lò phản ứng đầu tiên được đưa vào hoạt động kể từ khi xảy ra thảm họa điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Nhật Bản hy vọng các cơ sở hạt nhân trong nước sẽ lần lượt khôi phục sản xuất điện sau khi được xác nhận tất cả các tiêu chuẩn an toàn mới và có sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

 

Đối với Nhật Bản, đó là việc làm cần thiết, — các chuyên gia Hội Khoa học hạt nhân và giáo dục Nga Victor Murogov nêu nhận xét.


"Đơn giản là Nhật Bản không có cách nào khác. Đất nước sử dụng gần như 100% nguồn lực từ bên ngoài. Việc nhập khẩu thêm xăng dầu, than đá, ngoài khối lượng đang phải gắng mua hiện nay, vẫn sẽ không đủ để bù đắp sự thiếu hụt do phải đóng cửa tất cả các nhà máy điện… Các cơ sở điện hạt nhân Nhật Bản từng đảm bảo 30-40% nhu cầu điện năng của đất nước… "


 

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima-1 - Sputnik Việt Nam
Trục trặc thiết bị làm đông lạnh đất cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản
Sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1, Nhật Bản đã điều chỉnh toàn bộ nguyên tắc an toàn hạt nhân. Để đáp ứng yêu cầu mới, các công ty vận hành cơ sở điện hạt nhân đã thực hiện khối lượng công việc kỹ thuật đồ sộ. Lò phản ứng số 1 của Sendai sẽ là tổ máy đầu tiên khởi động sản xuất kể từ khi tất cả các nhà máy điện hạt nhân trong nước buộc phải ngừng hoạt động. Hoạt động kiểm tra động chạm tới toàn bộ hệ thống an toàn kỹ thuật, cấu trúc thu nhiên liệu, độ kín vỏ lò phản ứng, khung chất lỏng làm mát, các thiết bị đo đạc và hệ thống điều hành. Tiếp đến là kiểm tra trình độ phản ứng của nhân sự trong tình huống khẩn cấp. Tất cả những nỗ lực này liệu có đảm bảo nguy cơ xảy ra tình huống như Fukushima đã được loại trừ hoặc giảm thiểu tối đa? Ông Victor Murogov cho biết ý kiến:


"Tất cả các lò phản ứng hạt nhân đều đối mặt với nguy cơ tình huống tai nạn. Không ai có thể biết trước khi nào điều đó xảy ra, sau một triệu năm hay ngay ngày mai. Tai nạn là điều có thể với bất kỳ hoạt động sản xuất. Ví dụ, chúng ta nhắc đến vụ tai nạn nghiêm trọng trong sản xuất thuốc trừ sâu ở Bhopal, Ấn Độ. Tới 25.000 người đã thiệt mạng. Vì vậy, các yêu cầu an toàn phải xuất phát từ chỗ tránh hậu quả đến người dân trong tình huống xảy ra tai nạn. Đó chính là sự an toàn! "


Trước thảm họa năm 2011, Nhật Bản có 54 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, nhiều thứ ba trên thế giới sau Pháp, Hoa Kỳ và dẫn đầu ở châu Á. Sau cú sốc Fukushima, chính phủ Nhật Bản huy động nỗ lực to lớn để có thể nối lại hoạt động của điện hạt nhân. Nhật Bản dự kiến  đến năm 2030 sẽ quay trở lại sử dụng năng lượng hạt nhân với tỷ lệ đạt 20-22% tổng sản lượng điện của cả nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала