Học thuyết Biển mới của Nga hướng tới những gì?

© AFP 2023 / Max VetrovNgày Hải quân Nga
Ngày Hải quân Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn Học thuyết Biển phiên bản mới của Liên bang Nga.

Tại sao chính vào lúc này lại cần thiết đưa ra sửa đổi Học thuyết Biển vốn đã được hoạch định năm 2001 và còn chưa hết thời hiệu vì được tính toán đến năm 2020? Mục tiêu chiến lược mới của Hải quân Nga và ngành đóng tàu dân sự là gì? Mời các bạn theo dõi bài phân tích của quan sát viên hãng thông tấn quốc tế “Rossiya Segodnya” Aleksandr Khrolenko.

Trong 14 năm qua, Nga đã tăng cường sức mạnh đáng kể như một cường quốc biển. Nga tự tin mở rộng sự hiện diện trên các đại dương thế giới. Chỉ từ tháng Giêng 2014 đến tháng Ba 2015, nhịp  độ đưa các tàu ngầm vào đội ngũ phục vụ quân sự đã tăng 50% so với năm 2013. Đồng thời, tình hình quốc tế  cũng biến đổi, phát sinh nhiều xung đột cục bộ và khu vực, động chạm đến lợi ích của nhiều đất nước. Cách đây hoàn toàn chưa lâu, vào tháng Ba, đã xuất hiện chiến lược biển-hải quân mới của Hoa Kỳ. Tháng Năm 2015 Trung Quốc công bố phiên bản mới của "Sách Trắng" (về chiến lược quân sự và phát triển hạm đội). Trong bối cảnh này, việc Nga hiện đại hoá chính sách quốc gia về biển cũng là hoàn toàn hợp lý và đúng lúc.

Tàu đổ bộ đệm khí Evgeny Kocheshkov. - Sputnik Việt Nam
Tư lệnh Hải quân: Nga đang chế tạo tàu đổ bộ mới cỡ lớn
Trong Học thuyết Biển nhấn mạnh tầm quan trọng ở qui chế của Nga như một cường quốc biển vĩ đại. Tuy nhiên, khác với Hoa Kỳ, không bao giờ và ở đâu từng ấn định độc quyền hoặc đòi hỏi thuần túy dành phục vụ Nga trong quan hệ với các nước láng giềng. Mục tiêu của Nga là liên kết hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tiếp tục phát triển kinh tế quốc dân với việc khai thác sử dụng khả năng cơ hội và nguồn tài nguyên của đại dương thế giới, củng cố vị thế của Liên bang Nga trên cơ sở hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước.

Học thuyết Biển đổi mới của Liên bang Nga bao trùm bốn phương hướng chức năng (hoạt động quân sự biển, vận tải biển, khoa học biển, khai thác tài nguyên khoáng sản có ích) và sáu phương hướng khu vực (Bắc Cực, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Caspi và Nam Cực). Tại sao Đại Tây Dương và Bắc Băng được dành sự quan tâm đặc biệt? Thứ nhất, sự phát triển ráo riết  của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, triển khai cơ sở hạ tầng và các đơn vị chiến đấu đến sát gần biên giới Nga lý giải cho sự chú ý tập trung của Matxcơva theo hướng Đại Tây Dương. Thứ hai, Bắc Cực là cửa ngõ tự do của Nga đến Đại Tây Dương cũng như đến Thái Bình Dương, lối tiếp cận nguồn tài nguyên của vùng thềm lục địa.

Nhưng dù sao chăng nữa vẫn không nên gọi Học thuyết Biển mới của LB Nga là một học thuyết mang xu hướng Bắc Đại Tây Dương,  bởi chiến lược biển của Nga rộng và đa dạng hơn thế, — quan sát viên Aleksandr  Khrolenko nhận định —. Tài liệu này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện hải quân vừa đủ và thường xuyên của LB Nga trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cũng như yêu cầu hợp tác mật thiết với Trung Quốc và Ấn Độ.
 
Theo Học thuyết đổi mới, Hải quân là tiềm năng cơ bản của nước Nga trên biển khơi. Các hạm đội Bắc, Thái Bình Dương, Baltic và Biển Đen cũng như đội tàu Caspi là sức mạnh chủ yếu giải quyết các nhiệm vụ của chính sách biển quốc gia tại mỗi phương hướng khu vực liên quan. "Công cụ của chính sách biển là các tàu nổi và tàu ngầm, có khả năng hoạt động độc lập hoặc trong thành phần đơn vị hỗn hợp khi ở cách xa căn cứ hàng nghìn dặm”.
  
Trong Học thuyết Biển đã xuất hiện một mục mới: công tác đóng tàu. Trong 10 năm qua, Nga đã khôi phục được những thông số tương xứng với thời kỳ Xô-viết trong ngành đóng tàu quân sự. Đó là mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước. Chương trình dài hạn tính đến năm 2050 về đóng tàu dự trù tạo lập  cấp thời hàng loạt thể loại tàu nổi đa năng cần thiết cho Hải quân (như  khu trục hạm, tàu hộ tống, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu phòng thủ chống mìn), cũng như các tàu ngầm chiến lược và tấn công đa mục tiêu thuộc thế hệ thứ  4 và thứ 5.

Đồng thời, — quan sát viên hãng thông tấn quốc tế “Russiya Segodnya” Aleksandr Khrolenko  nhận xét —, ngành công nghiệp đóng tàu dân sự của Nga hiện thời vẫn còn tụt hậu. Ở đây, nổi bật là nhấn vào vai trò đặc biệt của những công ty đóng tàu tư nhân thành công. Nhưng yêu cầu đặt ra cho họ cũng rất cao: hoàn toàn độc lập về phụ tùng kỹ thuật cũng như công nghệ khỏi nhập khẩu, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhà nước và các doanh nghiệp.

Chương đặc biệt của Học thuyết Biển là duy trì vị thế thủ lĩnh thế giới của Nga trong khâu xây dựng tàu phá băng, kể cả tàu phá băng nguyên tử. Độ dài biên giới đường biển của LB Nga ở Bắc Cực, việc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phức tạp và khó khăn trên vùng biển đóng băng, ý nghĩa tăng cao về kinh tế và địa chiến lược của tuyến đường biển Bắc đòi hỏi phải có hạm đội tàu phá băng mới. Hiện nay, Nga đang triển khai xây dựng những con tàu phá băng hạt nhân mới với công suất lớn như "Bắc Cực", "Siberia", "Ural", cần được đưa vào vận hành trong khoảng thời kỳ 2017-2020. Quan tâm lớn thường xuyên được dành cho vấn đề an toàn sinh thái khi sử dụng  những con tàu mới thuộc lớp này, chú ý đến đặc tính mong manh dễ tổn thương của môi trường Bắc Cực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала