Tại sao kinh tế thế giới sẽ không trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng?

© AFP 2023 / Emmanuel DunandLogo của hãng xếp hạng Moody's trước trụ sở chính ở New York
Logo của hãng xếp hạng Moody's trước trụ sở chính ở New York - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan đánh giá quốc tế Moody’s hoài nghi về việc kinh tế toàn cầu sẽ trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng trong năm năm tiếp theo.

Trong số những hạn chế mà họ nêu lên có sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và suy giảm doanh thu thương mại.

Theo các nhà phân tích của Moody, nền kinh tế của các quốc gia hàng đầu thế giới, các thành viên G20, sẽ không trở lại mức năm 2008 trong vòng năm năm tới. Tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng trong nhóm, bao gồm 19 quốc gia kinh tế phát triển nhất và các nước thuộc khu vực châu Âu, trong giai đoạn 2015-2019 trung bình là 3% /năm. Con số này thấp hơn khoảng 0,5% so với tốc độ phát triển nền kinh tế giai đoạn 1997-2007.

Theo báo cáo của Moody, các yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu là năng suất phát triển chậm và kéo dài, sự sụp đổ của nền kinh tế của Trung Quốc, xu hướng nhân khẩu học thuận lợi và sự sụt giảm doanh thu từ thương mại. Trong năm nay, cơ quan đã hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, sẽ có tốc độ chậm hơn so với dự kiến ​​phục hồi trong quý II.

Các chuyên gia Moody cho rằng sự phục hồi kinh tế Mỹ, của khu vực đồng euro ở một mức độ thấp hơn và Nhật Bản sẽ được bù đắp bởi sự suy giảm liên tục ở Trung Quốc, tăng trưởng thấp hoặc thậm chí suy thoái ở Mỹ Latinh và sự ổn định sớm hơn, chứ không phải là phục hồi nhanh chóng ở Nga. Trong số các yếu tố khác ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu, cơ quan này tiếp tục nhấn mạnh "nguy cơ Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала