Tia sáng Vladivostok: Tình hữu nghị với Nga quan trọng hơn "vùng lãnh thổ phía Bắc"

© Sputnik / Dmitry AstachovQuốc kỳ Nhật Bản và Nga
Quốc kỳ Nhật Bản và Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong hoàn cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh, đối với Tokyo tình hữu nghị với Moskva là điều quan trọng hơn nhiều việc lấy lại "vùng lãnh thổ phía Bắc."

Ý tưởng như vậy đã được nêu lên tại diễn đàn “Những ý kiến Berdyaevskye” lần thứ 4 khai mạc ở Vladivostok. Sự kiện có sự tham dự của hơn 40 học giả và nhà nghiên cứu chính trị Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ.

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản cần thay đổi chính sách
Nhà sử học và chính trị học người Nhật Bản, Giáo sư Tadashi Anno từ Đại học Sophia tham gia Diễn đàn đã nói với RIA Novosti rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng ở Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Nga-Nhật Bản, những người Nhật lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc vẫn bắt đầu dần coi Nga là một đối tác tiềm năng trong vấn đề an ninh.

Nhìn nhận Nga như một đối tác không hề là quan điểm mới đối với người Nhật, nhưng vào lúc này đang có cơ hội được phổ biến rộng hơn trong suy nghĩ của họ, — chuyên gia Andrey Ivanov Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO của Nga phân tích:


“Vào giữa những năm 1990, tạp chí Gaiko foramu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đưa ra một ý kiến vào thời đó được coi là ương ngạnh cho rằng, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng quan hệ kinh tế giữa Tokyo với Washington và mong muốn của người Mỹ rời gánh nặng bảo vệ Nhật Bản sang vai người Nhật, Nhật Bản nên suy tính hình thành một liên minh quốc phòng với nước Nga mới đang gây dựng nền kinh tế thị trường và dân chủ. Tất nhiên, ý tưởng quan hệ đối tác quốc phòng Nga-Nhật Bản đã không được xúc tiến. Người Mỹ chịu đựng sự xích lại giữa Nga và Hàn Quốc, là bên đồng ý để Nga thanh toán các khoản nợ của Liên Xô bằng xe tăng và máy bay trực thăng, nhưng Mỹ không thể cho phép đồng minh chính ở Đông Á hợp tác với Nga trong lĩnh vực quốc phòng.”


“Vào đầu những năm 2000, Nga và Trung Quốc đã tăng gấp hàng trăm lần khối lượng hợp tác thương mại kinh tế, ngoài ra cả hai tìm được quan điểm tương đồng là khước từ ý tưởng của Mỹ về thế giới đơn cực. Những nỗ lực của Mỹ xây dựng hành tinh theo cách của họ, kể cả thông qua các cuộc "cách mạng màu" ở Đông Âu, Trung Đông, Mỹ Latinh, sau đó tại Ukraine, Nga, thậm chí cả ở Hồng Kông của Trung Quốc, làm cho sự hợp tác Nga — Trung Quốc càng trở nên thiết thực. Và giờ đây tại Vladivostok, học giả Tadashi Anno chỉ ra rằng, bất chấp các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết giữa Nhật Bản và Nga, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự thì điều quan trọng nhất đối với Tokyo chính là an ninh, Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Nga trong lĩnh vực này. Đáng chú ý là chuyên gia Nhật Bản nhận thức được, tình hữu nghị và sự hợp tác với Trung Quốc là những điều vô cùng quan trọng cho Nga, ông không kêu gọi Nga liên kết chống Trung Quốc mà thực hiện cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo chính trị, các viện nghiên cứu và các đại diện văn hóa của Nga và Nhật Bản để bàn về vấn đề an ninh của Đông Bắc Á. Đây chính là chủ đề mà Nga sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước châu Á khác trong khu vực nhằm gây dựng một định dạng hợp tác bình đẳng. Tuy nhiên, cuộc đối thoại như vậy hiện bị cản trở bởi nỗ lực của một số nước lập khối liên kết mới. Ví dụ, nhằm kiềm chế Trung Quốc. Ở Nga tin rằng, khối chống Trung Quốc sẽ được dùng để chống lại cả Nga. Do đó, Nga phản đối bất kỳ hình thức khối ở châu Á. Nga sẵn sàng hợp tác với những đại diện của tầng lớp ưu tú chính trị Nhật Bản cũng khẳng định việc châu Á không cần các khối.”

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала