Bà Park Geun-hye làm gương cho ông Shinzo Abe

© AP Photo / Andy WongCờ Hàn Quốc và Trung Quốc trên máy bay tại Bắc Kinh
Cờ Hàn Quốc và Trung Quốc trên máy bay tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào đầu tháng Chín Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ đến Bắc Kinh tham dự kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II và chiến thắng của nhân dân Trung Quốc trước chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Thông báo được đưa ra từ Seoul hôm thứ Năm bởi ông Yoo Chul-Ki, thư ký cấp cao về đối ngoại thuộc Văn phòng Tổng thống. Tổng thống Hàn Quốc cũng sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên, sự hiện diện của bà Park Geun-hye tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 3 tháng Chín vẫn còn là vấn đề để ngỏ.

Có thể nói, quyết định của Seoul có tính biểu tượng. Các thế lực chính trị có ảnh hưởng trong nước đã ra sức khuyên can bà Park Geun-hye – chẳng có lý do gì để thăm Trung Quốc. Ở Bắc Kinh sẽ không có các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và các nước EU. Quân đội Trung Quốc từng giành chiến thắng trước Nhật Bản thì chủ yếu bao gồm các đơn vị Tưởng Giới Thạch.

Park Geun-hye - Sputnik Việt Nam
Nga đánh giá tích cực sáng kiến của bà Park Geun-hye
Tổng thống Hàn Quốc cũng nhận được tín hiệu gay gắt từ bên kia đại dương. Washington Post ngày 12 tháng Tám viết rằng, sự hiện diện của các nhà lãnh đạo thế giới tại hoạt động kỷ niệm ở Bắc Kinh có nguy cơ thúc đẩy hơn nữa làn sóng bài Nhật. Báo chí Mỹ cũng viết, chuyến thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo thế giới vào thời điểm Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động tại Biển Đông, có thể được hiểu như động thái trực tiếp khích lệ chính sách này. Thêm nữa: việc đến Trung Quốc sẽ là tín hiệu lệch lạc về sự chia rẽ trong liên minh quân sự Hàn Quốc — Hoa Kỳ, một điều trước hết sẽ có lợi cho Trung Quốc.

Nhưng Tổng thống Hàn Quốc vẫn độc lập đưa ra quyết định mà các đối tác khác mong đợi, — chuyên gia Viện Viễn Đông Konstantin Asmolov nhận xét:


“Chúng tôi rất hy vọng bà Park Geun-hye sẽ đến. Tôi biết rằng nữ Tổng thống đang chịu áp lực từ nhiều phía, nhưng cuối cùng bà vẫn quyết định đến Bắc Kinh. Đó là điều dĩ nhiên, đối với Hàn Quốc thì tự do của Viễn Đông có ý nghĩa rất lớn hơn việc giải phóng châu Âu. Và thứ hai, Trung Quốc là đối tác quá quan trọng dù có đem so sánh với các cường quốc khác.”


Mùa xuân năm nay, bất chấp sức ép gay gắt từ Washington, Seoul đã quyết định trở thành một cổ đông chính của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Dự án của Trung Quốc ngay từ buổi đầu vấp phải những mũi nhọn chĩa ra từ phía Mỹ. Washington coi AIIB là sự thách thức trực tiếp cho hệ thống phân bố các dòng vốn và tài chính ngân hàng thế giới do Mỹ kiểm soát. Ở Hàn Quốc cũng như Nhật Bản, các chính khách và báo chí không giấu diếm mình thân Mỹ đều lên tiếng báo động — việc tái lập quan hệ với Trung Quốc sẽ dẫn đến thực tế Seoul xa lánh Washington. Lập luận này lại càng được củng cố khi Trung Quốc không ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga. Bản thân Hàn Quốc cũng thể hiện sự kiềm chế với chính sách bài Nga.

Giờ đây, lại có mũi dao mới đối với Washington và vào thời điểm không đúng lúc, khi chuyến thăm Mỹ của bà Park Geun-hye được lên kế hoạch vào ngày 16 tháng Mười. Mặt khác, tại sao không đưa ra tín hiệu mạnh và rõ ràng cho tổng thống tương lai của Hoa Kỳ rằng, Hàn Quốc không bị thâm hụt quyền tự quyết. Điều có vẻ hoàn toàn khác với Thủ tướng Shinzo Abe. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho biết họ không nắm thông tin về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Shinzo Abe trong tháng Chín này.

Dĩ nhiên, cuộc đàm phán sắp tới giữa bà Park Geun-hye và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh những ưu tiên quan hệ song phương trong chính sách của Bắc Kinh và Seoul ở châu Á. Đây sẽ là cuộc hội đàm thứ hai của họ. Tong khi ấy, bà Park Geun-hye chưa có lần nào hội đàm với ông Shinzo Abe, dù Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đứng trong liên minh quân sự ba bên với Hoa Kỳ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала