Khi Indonesia muốn cho thấy ai là chính trong ASEAN

© Sputnik / Mikhail TsyganovASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mới đây có sự kiện đáng chú ý là Indonesia đánh chìm 34 tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trong vùng lãnh hải của Indonesia.

 

Đó là tàu của các ngư dân Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Malaysia. Chiến dịch tiêu hủy tàu vi phạm do đích thân Tổng thống Joko Widodo của nước Cộng hòa lãnh đạo, người từng đưa ra nhận định rằng do nạn đánh bắt cá trái phép của ngư dân nước ngoài trong vùng biển của Indonesia mà đất nước này bị thiệt hại nhiều tỷ dollars. Còn Bộ trưởng Tài nguyên nước và thủy sản Susi Pudzhiasturi thì tuyên bố: "Chúng tôi muốn cho mọi người thấy rằng Indonesia có thể thắng lợi trên biển, trong chừng mực biển là tương lai của đất nước chúng tôi".

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Jakarta, nhấn mạnh rằng sự cố như vậy là đi ngược với quan hệ đối tác chiến lược gắn bó hai quốc gia, và trái với tinh thần chung của ASEAN.

Đàm đạo về đề tài này với các nhà báo của đài "Sputnik", một chuyên viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là ông Phạm Nguyên Long đưa ra nhận xét rằng hình phạt mà Indonesia áp dụng là quá khắc nghiệt.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Kuala Lumpur trong khuôn khổ hoạt động  ASEAN - Sputnik Việt Nam
Ông Lavrov được đặt tên "dễ thương" tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN

"Việt Nam tôn trọng luật pháp của các nước láng giềng trong khu vực. Những đối tượng vi phạm cần được đưa ra công lý, nhưng không nên đánh chìm hay phá nổ tàu ​​của ngư dân. Hơn nữa, nhiều người trong số này không hiểu biết pháp luật. Ở Việt Nam, nếu thường dân lần đầu vi phạm thì được tha thứ. Ngư dân Việt vô tình vi phạm ranh giới trên biển, không chỉ của Indonesia mà còn của Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Chúng ta cần xúc tiến giáo dục tri thức luật pháp quốc tế cho dân. Còn trong ASEAN nên thảo luận về vấn đề này và phân định các biện pháp tác động khi ngư dân vi phạm biên giới trên biển — phạt tiền, phạt giam v.v… Cách làm của Indonesia với các tàu cá của ngư dân nước tôi thực sự rất đáng tiếc. Bởi Indonesia là một đối tác chiến lược của Việt Nam, và sự cố như vậy gây ảm đạm cho quan hệ hợp tác". 

ông Phạm Nguyên Long, chuyên viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Động thái tiêu hủy tàu thuyền nước ngoài của nhà chức trách Indonesia nói lên rằng sự căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đang bắt đầu ảnh hưởng không chỉ tới quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hay Philippines-Trung Quốc, mà còn đã gián tiếp, và bây giờ là trực tiếp tác động đến quan hệ giữa các quốc gia trong ASEAN. Đó là quan điểm của chuyên viên Nga Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu về Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).

ASEAN - Sputnik Việt Nam
ASEAN - chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc

"Chẳng có gì bí mật là trong ASEAN thực tế không có lập trường chung về Biển Đông. Ở mức độ này hay mức độ khác, mỗi nước trong đó đều đứng trước sự lựa chọn: hoặc là chủ động độc lập đàm phán với Trung Quốc, phấn đấu đạt tới sự nhân nhượng thỏa hiệp nào đó, hoặc là làm điều đó cùng nhau. Chính quyền Indonesia thực hiện động tác vừa qua, hẳn là để cho thấy rằng đất nước này sẵn sàng xây dựng quan hệ của họ với Trung Quốc, rằng khu vực lãnh thổ mà Indonesia tuyên bố chủ quyền sẽ luôn được bảo vệ ngang nhau — trước mưu toan xâm chiếm của Trung Quốc cũng như trước các tàu thuyền của các nước ASEAN khác. Đóng vai trò quan trọng ở đây là chủ nghĩa dân tộc Indonesia. Thời gian gần đây, Indonesia phô trương cố gắng nhằm định tính bản thân như là một quốc gia chính yếu ở Đông Nam Á, một cường quốc của thế giới. Indonesia đang cho thấy rằng họ hoàn toàn tự do trong mối quan hệ nội bộ của ASEAN và sẽ làm tất cả những gì mà Jakarta cho là cần thiết. Điểm thứ ba nữa là chính phủ Joko Widodo đang bị mất tín nhiệm trong cư dân Indonesia cần có động tác để phô trương thanh thế, để chứng tỏ tinh thần yêu nước, ý chí và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia. Và ở đây người ta không chú ý tới quan hệ đối tác chiến lược, tới chuyện chính Indonesia đã làm rất nhiều cho sự xích gần của Việt Nam và ASEAN, không chú ý đến nhiều chi tiết đối ngoại tương tự".  

Cần lưu ý là hiện đang có những nỗ lực đối ngoại hướng tới phân hóa ASEAN nhằm tạo ra ở Đông Nam Á những trung tâm mâu thuẫn. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đạt tới sự tự do rộng rãi hơn khi hành động tại khu vực này, trong bối cảnh các nước ASEAN có hiềm khích với nhau chứ không đoàn kết thống nhất. Thật khó hình dung điều gì xảy ra nếu như 8 năm về trước đúng vào ngày kỷ niệm Độc lập người ta tiến hành tiêu hủy tàu đánh cá của những nước láng giềng, khi họ cùng ký vào văn bản lịch sử là Hiến chương ASEAN, khi mọi người đều nói nhiều về sự thống nhất gia tăng, về con đường chung và số phận chung của ASEAN, — chuyên gia Nga kết luận.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала