Châu Âu chia rẽ: Berlin và Brussels đòi đóng biên giới

© Flickr / bobLá cờ EU
Lá cờ EU - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong Liên minh châu Âu người ta bắt đầu nói nghiêm túc về việc sửa đổi Hiệp định Schengen. Đặc biệt là từ bỏ một trong những nguyên tắc quan trọng của hội nhập châu Âu là sự lưu thông tự do của công dân – lần này không chỉ là đòi hỏi riêng biệt của các đảng dân tộc chủ nghĩa.

 Đóng cửa khóa biên giới bây giờ là yêu cầu của chính quyền các quốc gia đã từng khởi xướng tạo lập một châu Âu thống nhất. Chẳng hạn,  Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere tuyên bố rằng đất nước ông có thể ra khỏi thỏa thuận Schengen vì dòng người tị nạn. Theo dữ liệu của nhà chức trách Đức, số này đã là gần một triệu người.

Máy bay chiến đấu F-22 - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ lần đầu tiên gửi chiến đấu cơ F-22 đến châu Âu
Tỏ thái độ gay gắt hơn nữa là ông Thủ tướng Bỉ Charles Michel. Ông này tuyên bố rằng, mỗi quốc gia trong EU sẽ buộc phải hy sinh một phần  quyền tự do vì lợi ích cuộc đấu tranh chống khủng bố. Đây là vấn đề mà ông Bộ trưởng Bỉ đã thảo luận với Tổng thống Pháp Francois Hollande sau cuộc tấn công vũ trang trên chuyến tàu chở khách từ Amsterdam đến Paris.

Có vẻ là thảm kịch này đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn  cốc nước lo ngại của các nhà lãnh đạo châu Âu. Như đã xác minh, tên khủng bố  26 tuổi người Marocco trước đây từng sống ở Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ. Tức là, đối tượng này khai thác tất cả lợi ích của sự hội nhập châu Âu để di chuyển tự do khắp bên trong châu lục.  Việc thiếu vắng hoàn toàn bất kỳ khâu kiểm soát tại nhà ga xe lửa Brussels cho phép  đối tượng nguy hiểm lên tàu thoải mái với khẩu tiểu liên cùng chín băng đạn và khẩu súng.

Các nhà đầu tư Trung Quốc trước bảng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Giao dịch châu Âu giảm mạnh, chứng khoán Trung Quốc lao dốc
Không một ai tính được có bao nhiêu tên khủng bố tiềm năng đang ngang nhiên đi lại tự do như vậy khắp châu Âu. Tuy nhiên, trong EU thừa nhận rằng tình hình dồn đọng hiện nay là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất với dân tị nạn  kể từ thời Thế chiến II. Nhưng rõ ràng là các hàng rào biên giới cũng không giải quyết được vấn đề. Di dân bất hợp pháp hiếm khi chính thức  nhập cảnh qua biên giới. Hàng rào hai dây kẽm gai hoặc những bức tường hoặc mương cá sấu cũng chẳng ngăn được dòng chảy như vậy.

Các di dân đang chạy trốn khỏi cảnh  khủng khiếp mà phần lớn do chính EU khơi lên. Bởi chính quyền châu Âu vẫn hỗ trợ cái gọi là "những cuộc cách mạng dân chủ" ở Bắc Phi và Trung Đông. Tại Libya cũng là người châu Âu tham gia vào việc lật đổ Gaddafi. Nhân đây cần nói thêm, bản thân Gaddafi trong nhiều năm dài đã hợp tác hiệu quả với EU trong vấn đề chống di cư bất hợp pháp. Trước hết là ngăn chặn mọi cố gắng kiếm tiền bằng cách buôn người.

Hôm nay, việc vận chuyển người tị nạn đã trở thành loại hình kinh doanh quay vòng hàng triệu dollars. Sáng kiến của Ủy ban châu Âu phân bổ hạn ngạch nhập cư vào các nước EU chỉ kích động tăng thêm số di dân.  Và khi càng tăng cao mức hung hăng của những người nhập cư bất hợp pháp mong đợi thâm nhập vào những đất nước giàu có của Cựu thế giới, thì Brussels càng  ít khả năng tiếp tục duy trì một châu Âu thống nhất.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала