Ám chỉ về quan hệ xấu đi với Mỹ - tín hiệu cảnh báo cho ông Obama

© AFP 2023 / Mandel NganThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ bê bối NSA nghe lén quan chức chính phủ và công ty tư nhân Nhật Bản từng rộ lên sau khi Wikileaks công bố loạt tài liệu vào cuối tháng Bảy, nhưng đến nay vẫn chưa lắng hẳn.

Trong cuộc điện đàm hôm nay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xin lỗi vì gây nên phản ứng gay gắt trong dư luận Nhật Bản. Phần mình ông Abe cho biết, sự băn khoăn của người dân Nhật Bản trước các hoạt động tình báo Mỹ "có thể làm giảm mối quan hệ tin cậy giữa các đồng minh."

Chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO, ông Andrey Ivanov đã phân tích điều gì ẩn sau lời xin lỗi và mức độ tác động của vụ bê bối nghe lén điện thoại tới mối quan hệ Nhật-Mỹ:

"Thực tế, đây không hoàn toàn là câu nói thường trực. Chẳng có gì bí mật việc các cơ quan tình báo hàng đầu thực hiện do thám quan chức, công ty quân sự của đối thủ tiềm tàng cũng như các đồng minh vì mục tiêu an ninh. Điều làm đa số người Nhật kinh ngạc là Mỹ theo dõi cả doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, thông tin có thể đem khai thác trong cạnh tranh kinh doanh. Đó là điều quan trọng hơn chuyện nghe trộm nhân vật chức trách. Ở đây, mọi thứ được thực hiện công khai, người Mỹ không khó can thiệp, điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật. Nhưng khả năng Mỹ lợi dụng thông tin kinh tế và tâm lý gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản, tạo điều kiện có lợi cho doanh nghiệp Mỹ là vấn đề rất nghiêm trọng. Ở đây, lời xin lỗi mà ông Abe nhận được không phải là câu nói thường trực."

Theo chuyên gia, có khả năng thông tin về hoạt động của NSA sẽ tác động nghiêm trọng tới quan hệ Tokyo-Washington, thậm chí ảnh hưởng sang các nước thứ ba:

"Ông Abe nói: thông tin về hoạt động theo dõi tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội Nhật Bản và điều này có thể làm suy giảm quan hệ giữa hai nước. Đây cũng không phải lời nói lấy lệ. Ông Abe chọn đường lối tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Mặt khác, ông Abe hiểu rằng, nếu bê bối nghe lén điện thoại bị thổi phồng, thái độ tiêu cực trong xã hội Nhật Bản sẽ càng tăng, khi đó sẽ không biện pháp tuyên truyền nào cứu vãn được. Phe đối lập sẽ cương quyết nêu vấn đề ra trước Quốc hội, thêm vào đó là báo chí chưa bị chính phủ hoàn toàn kiểm soát. Những ám chỉ về suy thoái quan hệ rất quan trọng — đó là lời cảnh báo cho ông Obama: "Anh còn quá trớn, chúng tôi sẽ buộc phải lắng nghe dư luận và quan hệ sẽ trở nên nguội lạnh."

"Gần đây, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đề xuất hội nghị thượng đỉnh ba bên Nhật Bản-Hàn Quốc-Trung Quốc. Có nhiều khả năng, chủ đề chính ở đây là xúc tiến dự án lập khu kinh tế ba bên thanh toán bằng đồng tiền quốc gia thay cho đồng đô la và không mời người Mỹ tham gia. Mặt bằng này còn có thể được dùng để tìm kiếm giải pháp tháo gỡ những mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, ví dụ quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Vì vậy, trong những lời của Thủ tướng Abe dành cho Tổng thống Obama còn chứa đựng gợi ý, nếu Hoa Kỳ tiếp tục thô lỗ thúc đẩy chính sách, Tokyo sẽ thử tự mình hoặc thông qua Soeul bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, gây tổn thất cho quan hệ đối tác vốn nhằm chống Trung Quốc."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала