Matxcơva trò chuyện với người Việt

© Flickr / curtis.kenningtonMicrophone trong phòng thu âm
Microphone trong phòng thu âm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chúng tôi tiếp nối loạt bài "Nhìn lại quá khứ" về lịch sử hợp tác Nga-Việt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước chúng ta.

Các chương trình phát thanh từ Matxcơva bằng tiếng Việt có đóng góp quan trọng vào sự phát triển mối liên hệ giữa Nga và Việt Nam.

Vào ngày 3 tháng 9 năm 1951 trên làn sóng điện thế giới lần đầu tiên vang lên buổi phát thanh bằng tiếng Việt trực tiếp từ Matxcơva. Thời ấy tên gọi của đài là "Đài phát thanh Matxcơva", sau sự tan rã của Liên Xô  — đài "Tiếng nói nước Nga", và thời gian gần đây các buổi phát thanh bằng tiếng Việt vang lên trên làn sóng điện đài phát thanh "Sputnik". Song, sự tôn trọng và thiện cảm với nhân dân Việt Nam được phản ánh trong các chương trình phát thanh vẫn không thay đổi. Điều đáng chú ý là, ở miền Nam Việt Nam cho đến ngày giải phóng hoàn toàn vào tháng Tư năm 1975, người nghe chương trình phát thanh từ Matxcơva có thể bị phạt tù.

Micro và tai nghe trong studio - Sputnik Việt Nam
Thính giả của đài chúng tôi: Anh chiến sĩ và vị Chủ tịch nước

Xin nói thêm rằng, Ban tiếng Việt của Đài phát thanh Matxcơva là đài  đầu tiên trong số các dịch vụ tương tự của các đài phát thanh truyền hình quốc tế đã thông báo về việc giải phóng Sài Gòn. Tập thể của Ban Việt ngữ có những đóng góp đáng kể cho việc tìm kiếm xác minh công lao của những anh hùng Hồng quân người Việt, cũng như vào việc giải quyết một số vấn đề của cộng đồng người Việt tại Nga.

Trên báo chí Việt Nam đã có các bài viết đánh giá tích cực hoạt động của tập thể Ban Việt ngữ ở Matxcơva. Ban lãnh đạo đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" đã trao tặng cho chúng tôi Huy hiệu Kỷ niệm "Vì sự nghiệp phát thanh Việt Nam". Một số nhà báo của đài chúng tôi được tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, trang web của đài phát thanh trên mạng Internet ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như trong số những người Việt Nam sống ở các nước khác. Chúng tôi tiếp tục củng cố sự đối tác với cơ quan thường trú đài "Tiếng nói Việt Nam" tại Nga.  Nhà báo Điệp Anh — trưởng cơ quan thường trú đài "Tiếng nói Việt Nam" tại Nga cũng nói về điều đó.

Nhà báo Điệp Anh — trưởng cơ quan thường trú đài "Tiếng nói Việt Nam" tại Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала