Trận đánh kết thúc Thế chiến II

© Sputnik / Galina Sanko / Chuyển đến kho ảnhChiến sĩ và sĩ quan Xô viết hỏi chuyện các tù binh Nhật
Chiến sĩ và sĩ quan Xô viết hỏi chuyện các tù binh Nhật - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mốc kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II đánh dấu ở Nhật Bản bằng cơn đột biến thần kinh bài Nga và phô trương sự thần phục Washington, nơi đã sản xuất và cho máy bay đem bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong tháng Tám 1945, dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người Nhật, - sử gia Nga Oleg Nazarov nhận xét.

Tâm thế xã hội đó do các lãnh đạo của đất nước này nhấn nút phát động. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo và tuyên bố rằng chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Iturup "đi ngược lại, bất chấp lập trường của Nhật Bản". Trước đó, cũng ông này, còn là Bộ trưởng Quốc phòng, đã từng nói rằng "không hề giữ ác cảm với Hoa Kỳ, vì rằng chính vụ Mỹ đánh bom nguyên tử đã đặt dấu chấm hết kết thúc chiến tranh và không cho Liên Xô chiếm Nhật Bản". Thói ngụy tạo lịch sử khiến người ta cho rằng không cần dẫn ra chứng cớ về sự tồn tại một kế hoạch như vậy của điện Kremlin. Chính khách Nhật Bản đưa ra tuyên bố trước ngưỡng cuộc bầu cử nghị viện và những lời lẽ này đã làm bùng lên xì-căng-đan chính trị. Ông Kyuma xin lỗi dân chúng Nhật, thế nhưng trước nước Nga bị ông ta vu vạ thì chẳng nói gì.  Ở Nhật Bản có những chính trị gia như vậy đấy.    

Theo đuổi qui tắc "phòng ngự tốt nhất chính là tấn công", Nhật Bản cáo buộc Liên Xô xâm lược và bội phản. Theo giả thiết của họ, ngày 09 tháng Tám năm 1945, Hồng quân đã giáng cho Nhật Bản cú đòn hiểm "đâm sau lưng", vi phạm Công ước Trung lập ký ngày 13 tháng Tư năm 1941 tại Matxcơva.  Như vậy, Tokyo cố tình tạo ra trong nhận thức đại chúng rằng Nhật Bản không những không thi hành chính sách xâm chiếm, mà bản thân nước này còn là một nạn nhân tội nghiệp trước cuộc xâm lăng hiếu chiến của Liên Xô!

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin: ở châu Âu và châu Á đang có nỗ lực làm xói mòn các sự kiện Thế chiến II

Tại Nhật Bản, người ta chọn lối không nói về chính sách xâm lược của Tokyo những năm 1931-1945 và về trách nhiệm của Nhật Bản với vô số tội ác mà bọn quân phiệt đã gây ra thời gian đó. Thế chiến II kết thúc với thất bại thảm hại của các đồng minh Hitler ở Mãn Châu Lý, mà tiền đề chiếm đóng là cuộc tấn công của Nhật Bản vào địa bàn này ngay từ năm 1931. Cuộc xâm lăng của Nhật Bản đã khiến đất nước Trung Quốc thiệt hại 25-30 triệu sinh mạng con người.

"Biệt đội 731 Mãn Châu Lý" — đó là thêm một đề tài khác mà ở Nhật Bản không thích nhắc đến. "Biệt đội" này được lập ra để chuẩn bị cuộc chiến tranh vi trùng. Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là chống Liên Xô. Sau chiến tranh, cựu thiếu tướng quân y Kawashima đã khai cung: "Trong Biệt đội 731 sử dụng rộng rãi các thí nghiệm quan sát tác động của loại vi khuẩn tử thần trên cơ thể con người. "Vật liệu" thí nghiệm chính là những tù nhân yêu nước người Nga và người Trung Quốc mà  cơ quan phản gián của Nhật Bản đã ấn định phải cam chịu sự hủy hoại thân thể đến tử vong". Người Nhật đã tạo ra ở Mãn Châu Lý dự trữ lớn các vi khuẩn có khả năng gây đại dịch, cũng như các phương tiện kỹ thuật để mang vi khuẩn đến đích cần phát tán. Mà mục tiêu của cuộc tấn công vi khuẩn như đánh dấu trên bản đồ tác chiến Nhật Bản là các khu vực miền Viễn Đông của Liên Xô.

"Việc Liên Xô tham chiến đã tước đi của chúng tôi cơ hội sử dụng vũ khí sinh học", — đại tướng Yamada Otodzo cựu chỉ huy đội quân Quan Đông thú nhận như vậy trong quá trình xét xử tại Khabarovsk.

Lời khẳng định rằng Nhật Bản nghiêm túc tuân thủ Công ước trung lập, trái ngược với nhiều sự kiện rành rành. Dù ký vào cam kết quốc tế, Nhật Bản cũng như nước Đức Hitler suốt một thời gian dài không hề tuân thủ. Văn kiện này chỉ cần cho Tokyo riêng trong thời gian chuẩn bị cuộc tấn công vào Liên bang Xô-viết. Ngay mùa hè năm 1941, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội và Bộ Chiến tranh Nhật Bản đã hoạch định hàng loạt tổ hợp biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị chiến tranh. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Liên Xô không diễn ra chỉ vì Tokyo không đủ tự tin vào thắng lợi trước sức mạnh quân sự hùng hậu của Liên Xô. Dù vậy, trong suốt cuộc chiến Liên Xô đã buộc phải giữ ở Viễn Đông một lực lượng lớn. Nếu không có mối đe dọa về cuộc xâm lược của Nhật Bản, thì số binh sĩ này lẽ ra phải được điều động tới mặt trận Xô-Đức và hẳn sẽ giúp đánh bại phát-xit Đức mau chóng hơn, giảm thiểu tổn thất trong chiến tranh.

Trận Stalingrad - Sputnik Việt Nam
Stalingrad - trận đánh xoay chuyển cục diện Thế chiến II

Vùng ven biên khi đó cũng hoàn toàn không bình yên. Người Nhật đã tung hàng trăm gián điệp vào lãnh thổ Liên Xô. Từ năm 1941 đến tháng Tám năm 1945 chỉ riêng trong khu vực Ngoại Baikal đã phát hiện 242 điệp viên Nhật. Trên biển, Nhật Bản chống Liên Xô bằng cuộc chiến không tuyên bố. Hải quân của Đế chế Nhật Bản thực tế đã phong tỏa  Vladivostok và Nakhodka. Rải mìn khắp eo biển Laperuza và Sangarsky, người Nhật  gây khó khăn nghiêm trọng cho lưu thông tàu hàng. Hạm đội Nhật giam giữ trái phép 178 tàu thương mại xô-viết và đánh chìm 18 chiếc. Nếu chú ý những chi tiết sự thật này và nhiều thủ đoạn "nghệ thuật" khác của người Nhật khi đó, hiển nhiên chẳng cần bình luận gì thêm về việc Tokyo "nghiêm túc tuân thủ" Công ước Trung lập.

Ngày 09 tháng Tám năm 1945 đáp ứng vô số khẩn cầu của người Mỹ và người Anh, Hồng quân Liên Xô đã giáng đòn nghiền nát cái gọi là "nhuệ khí samurai". Tan tành những ảo tưởng cuối cùng của người Nhật khiến cho trong chỉ dụ ngày 17 tháng Tám năm 1945 Nhật hoàng Hirohito đã phải thừa nhận: "Bây giờ khi Liên Xô cũng tham chiến chống lại chúng ta, tiếp tục kháng cự… có nghĩa là đặt nền tảng sự tồn vong của Đế chế chúng ta trước nguy cơ đe dọa".

Lời thú nhận của Nhật hoàng Hirohito phản bác luận điệu tuyên truyền ở bên kia đại dương, cho rằng dường như "việc Mỹ ném bom nguyên tử là phương cách duy nhất khiến chính quyền Nhật Bản đi tới hòa bình". Dù không có vũ khí hạt nhân Liên Xô cũng đã buộc nước Đức phát-xit rồi tiếp đó là cả Nhật Bản phải đầu hàng, mang đóng góp quyết định vào thắng lợi trong Thế chiến II. Như nhà nghiên cứu Mỹ Ward Wilson thừa nhận, trong vòng bốn ngày Liên Xô đã làm được những gì mà Hoa Kỳ đã không thể làm nổi trong bốn năm — đó là đánh bại đội quân Quan Đông và buộc Nhật Bản đầu hàng.

Những bậc tiền bối anh dũng của đất nước xô-viết đã báo thù cho thất bại của các binh sĩ  Đế chế Nga thời cuộc chiến Nga-Nhật những năm đầu thế kỷ 20. Hồng quân Liên Xô đã đường đường chính chính lấy lại phần nam Sakhalin và quần đảo Kuril, mảnh đất này không bao giờ thuộc về Nhật Bản. Tokyo có thể nghìn năm nữa tha hồ hối thúc giải quyết cái gọi là "vấn đề tranh cãi". Đối với nước Nga — chủ thể thừa kế hợp pháp của những anh hùng làm nên Chiến thắng 1945 —, vấn đề này đã được giải quyết dứt khoát và không thể đảo ngược, theo kết quả của Thế chiến II.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала