Những chứng nhân chiến thắng

© Fotolia / AvantgardeBút lông và bức thư
Bút lông và bức thư - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
"Sputnik" tiếp tục loạt bài "Nhìn lại ngày hôm qua” nói về lịch sử hợp tác Nga-Việt.

Trong cuộc mạn đàm lần trước, chúng ta đã nói về Hiệp Định Genève năm 1954 về Đông Dương, được ký kết một phần không nhỏ là nhờ quan điểm tích cực của đoàn đại biểu Liên Xô, sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ giữa họ với các đại diện Việt Nam tại phiên họp. Và điều này đã được thể hiện chỉ sau bốn năm rưỡi kể từ khi Liên Xô và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khi mà các điều kiện phát triển không phải là thuận lợi nhất, bởi khi đó ở Việt Nam đang tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhưng chính trong khó khăn hoạn nạn thì mới biết ai là người bạn thật sự của mình.

Mười tám tháng sau khi thành lập quan hệ ngoại giao, Liên Xô bày tỏ sự sẵn sàng nhận đào tạo sinh viên Việt Nam. Công việc này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến nay.

Sergei Esenin - Sputnik Việt Nam
Món quà Việt Nam mừng sinh nhật đại thi hào Nga

Sau đó, sự hợp tác về mặt thông tin-tuyên truyền bắt đầu mở ra giữa hai nước. Năm 1951, đài Moskva bắt đầu phát sóng bằng tiếng Việt. Theo ghi nhận của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, những chương trình phát thanh đó được người yêu nước trên khắp Việt Nam đón nghe, như nhận được từ đó nguồn năng lượng và niềm tin chiến thắng.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang

 Nhưng, tất nhiên, quan trọng nhất là viện trợ quân sự và kinh tế của Liên Xô gửi trực tiếp cho các lực lượng yêu nước Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Cơ hội để viện trợ cho Việt Nam xuất hiện sau khi miền nam Trung Quốc được giải phóng khỏi Quốc Dân Đảng cuối năm 1949, và thỏa thuận về viện trợ đã đạt được khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Moskva vào đầu năm 1950. Dòng viện trợ rộng lớn của Liên Xô đã được gửi tới Việt Nam gồm thực phẩm, thuốc men và vũ khí.

Xin nói thêm là các máy móc mà các nhà điện ảnh Việt Nam sử dụng khi quay phim các sự kiện Điện Biên Phủ cũng do Liên Xô chế tạo và được đưa đến Việt Nam một vài tháng trước khi xảy ra chiến dịch.

Vào thời điểm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, những công dân Liên Xô đầu tiên đã đến thăm Việt Nam một cách công khai. Xin nhắc lại rằng trước thời điểm đó, người Nga có mặt tại Việt Nam hoặc là thần dân của Nga Hoàng hay những người chạy khỏi đất nước sau Cách mạng 1917, đều không phải là công dân Liên Xô. Chỉ có ba trường hợp ngoại lệ: đến thăm Sài Gòn bất hợp pháp vào những năm đầu 30 của thế kỷ trước có nhân viên của Quốc tế cộng sản Anna Razumova và hai sứ mệnh quân sự bí mật của Liên Xô, đã đến Hà Nội vào cuối năm 1945 và đến Sài Gòn vào cuối năm 1946.

Tháng 5 năm 1954, trước chiến thắng ở Điện Biên Phủ, đại sứ Việt Nam tại Moskva Nguyễn Lương Bằng đã nói với các nhà quay phim "Các bạn sẽ là những người Liên Xô đầu tiên đến Việt Nam". Các nhà lãnh đạo Liên Xô quyết định gửi họ tới Việt Nam để bộ phim mà họ quay từ Việt Nam sẽ khiến cho đất nước nhiệt đới xa xôi này gần gũi hơn và dễ hiểu hơn đối với hàng triệu người dân Liên Xô.

Đại sứ đã có một cuộc trò chuyện dài với các nhà quay phim. "Các bạn đang được mong đợi tại Việt Nam — ông Nguyễn Lương Bằng nói. — Các bạn sẽ được chào đón như những người anh em trong gia đình. Các bạn sẽ thấy người dân Việt Nam yêu mến Liên Xô như thế nào."

Xin nhắc lại, chúng ta đang nói về năm 1954. Vào thời điểm đó, các vấn đề phức tạp và khó khăn khác hẳn so với ngày hôm nay. Chưa hề có Internet, cũng chưa hề có điện thoại di động. Máy ghi âm chạy bằng ắc quy, khi đó chưa ai dám mơ đến những quả pin. Tất cả máy móc làm phim đều đồ sộ và nặng nề. Tổng trọng lượng các thiết bị của đoàn làm phim lên đến gần một tấn.

Khi tất cả khối hành lý đó được bốc lên chiếc máy bay nhỏ đi từ Moskva đến Bắc Kinh, người ta thấy rằng, ngoài hàng hóa, máy bay chỉ có thể chở được ba nhà làm phim. Họ là Roman Karmen, Evgeniy Mukhin và Vladimir Eshurin. Sự lựa chọn này không phải ngẫu nhiên. Giữa năm 30 của thế kỷ trước, Roman Karmen đã quay phim ở Tây Ban Nha, khi đó đang chìm trong ngọn lửa nội chiến, cuối thập kỷ 30, trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản, ông làm phim tại Trung Quốc; với máy quay phim trong tay, ông đã đi qua tất cả những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức. Các đồng nghiệp của ông — Evgeny Mukhin và Vladimir Eshurin — cũng biết thế nào là chiến tranh. Cả hai tham gia đã tham gia cuộc chiến chống Đức quốc xã, trong các trận đánh ở ngoại ô Moskva, Stalingrad, Berlin. Bây giờ họ sẽ sang Việt Nam.

Chuyến đi của họ đã diễn ra như thế nào, đó sẽ là chủ đề của cuộc mạn đàm tiếp theo trong chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua", sẽ phát sóng vào tuần tới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала