Ấn Độ đang khiến Nhật Bản và Hoa Kỳ tưởng bở?

© AP Photo / Andy Wong, fileẤn Độ và Trung Quốc
Ấn Độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong vùng biển vịnh Bengal và phần đông-bắc Ấn Độ Dương đang diễn ra cuộc tập trận hải quân chung Malabar với sự tham gia của các binh sĩ Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Theo đánh giá của giới chuyên viên Nga, dù cùng tham gia vào cuộc tập trận này nhưng Ấn Độ và Hoa Kỳ đang theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác nhau.

Cuộc tập trận Malabar bắt đầu được Mỹ-Ấn tiến hành từ năm 1992 như là hoạt động củng cố quan hệ hợp tác quốc phòng song phương. Năm 2007, Nhật Bản liên kết vào cuộc diễn tập quân sự này nhưng điều đó gây ra phản đối gay gắt từ phía Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ muốn biến Trung Quốc thành một kiểu đồng minh trong khuôn khổ đề án "G2", vì thế đã phải tính đến thái độ không hài lòng của Bắc Kinh và gạt Nhật Bản ra khỏi tập trận Malabar.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không bị hấp dẫn bởi triển vọng liên minh song phương với Hoa Kỳ, và bây giờ Washington coi Trung Quốc là đối thủ chính ở châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế Nhật Bản một lần nữa được mời tham gia Malabar. Một số chuyên gia Nhật Bản đã lập tức gọi sự kiện này là "thời điểm bước ngoặt" trong quan hệ hợp tác hải quân của Nhật Bản và Ấn Độ.

Tàu khu trục Tarkash của Hải quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Ai muốn Ấn Độ và Trung Quốc ghét nhau

Dù vậy, theo quan điểm của chuyên viên quân sự Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, tất cả những trò chơi hải quân này khó lòng đưa Nhật Bản — và đặc biệt là Hoa Kỳ — xích lại gần hơn với việc thực hiện kế hoạch của họ, trong bối cảnh đang có rạn nứt của khối chống Trung Quốc tại khu vực.

"Ngay từ nhiều năm trước, Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt đầu thu xếp tiếp xúc quân sự. Quả thực, hiện thời ở đây chưa nói về hoạt động hiệp lực cụ thể và thiết thực nào. Đang tiến hành các cuộc tham vấn, thiết lập tiếp xúc và liên lạc. Ấn Độ và Nhật Bản có điểm chung để nỗ lực là Biển Đông. Ấn Độ đang mở mang hiện diện của mình trong khu vực này cũng như củng cố hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Đây cũng chính là việc mà Nhật Bản và Hoa Kỳ đang thực hiện". 

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihant - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế tàu ngầm sản xuất nội địa

Nhiệm vụ tối đa với người Mỹ và người Nhật là thu hút Ấn Độ vào liên minh chống Trung Quốc. Thế nhưng Ấn Độ chẳng mấy quan tâm đến điều này. Ngược lại, hiện nay đang ghi nhận có sự tăng cường trong mối quan hệ Ấn-Trung, do đó, New Delhi hẳn sẽ không  làm gì gây tổn hại cho quan hệ với Bắc Kinh. Yêu cầu chủ đạo của Ấn Độ là duy trì tự chủ hoàn toàn, không nhập vào nhóm hay khối bất kỳ nào đó. 

Có lẽ, đối với Ấn Độ, đây là lựa chọn khó khăn, nếu tính đến mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, ràng buộc bởi hiện hữu tranh chấp lãnh thổ. Nhưng cuộc tranh chấp này đã sản sinh ra trong lòng chính sách thuộc địa xảo quyệt của đế quốc Anh, tức là phương Tây. Còn bây giờ cũng chính phương Tây với đại diện là Hoa Kỳ đang cố sử dụng điều này và những tranh chấp lãnh thổ của những nước khác trong khu vực với Trung Quốc, nhằm để củng cố vị trí của Washington và cô lập Bắc Kinh. Như đang thấy, New Delhi cũng hiểu rõ như vậy, nên cố gắng coi tập trận chung với Hoa Kỳ và Nhật Bản như là một phương tiện để làm quen với công nghệ phương Tây. Và chỉ đến thế, không hơn.  

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала