Bế tắc Afghanistan và lựa chọn Trung Đông

© AFP 2023 / Petras MalukasCuộc tập trận của quân đội Mỹ
Cuộc tập trận của quân đội Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quyết định đột ngột của Washington để đội quân Mỹ ở lại Afghanistan cho đến sau năm 2016 là theo sự chỉ đạo của mong muốn vớt vát giữ thể diện cũng như bảo lưu ảnh hưởng cũ của Hoa Kỳ ở Trung Đông, tuy nhiên nhiệm vụ này hầu như bất khả thi, - quan sát viên Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" Aleksandr Khrolenko nhận định.

Ông phân tích như sau:

 

Mới đây công luận đã biết được ý kiến của các Tổng thống Hoa Kỳ và LB Nga về tình hình phức tạp ở Afghanistan. Hôm 15 tháng Mười, ông Barack Obama tuyên bố  rằng 5.500 binh sĩ  Mỹ sẽ ở lại Kabul, Bagram và Kandahar kể cả sau năm 2016 (dù vốn đã lên kế hoạch cuối năm 2016 rút toàn bộ đội quân Mỹ ra khỏi đất nước này). Còn hiện thời cơ số lính Mỹ duy trì  ở mức 9.800 người.

Trong cuộc họp Hội đồng các nguyên thủ SNG hôm 16 tháng Mười, đề cập đến bối cảnh Afghanistan, ông Vladimir Putin nhận định: "Tình hình ở đó quả thực đã gần đến mức khủng hoảng. Bọn khủng bố tất cả các thể loại đang gia tăng thế lực ngày càng nhiều và không thèm giấu diếm kế hoạch tiếp tục mở rộng bành trướng. Một trong những mục tiêu của chúng là đột nhập vào khu vực Trung Á. Đối với chúng ta điều quan trọng là phải sẵn sàng phản ứng nhất trí trước kịch bản tồi tệ như vậy".

Nga và các nước Trung Á lo ngại trước viễn cảnh các chiến binh từ Afghanistan xâm nhập vào khu vực và đã sẵn sàng hiệp lực cùng nhau đáp trả. Nga có thể khôi phục công tác bảo vệ biên giới Tajikistan-Afghanistan. Và sự sẵn sàng này thêm một lần nữa khẳng định hiện trạng hiệu quả thấp trong hoạt động của quân đội Mỹ. Họ làm gì ở Afghanistan trong suốt hơn 14 năm qua?

Quốc kỳ Afghanistan - Sputnik Việt Nam
9 trong 10 nạn nhân các vụ không kích của UAV Mỹ ở Afghanistan đã chết một cách vô tội

Trước đó, Tổng thống Obama đã buộc phải điều 3.500 lính Mỹ trở lại Iraq để giúp quân đội nước này trong cuộc đấu tranh chống chiến binh IS. Và còn thêm một bước lùi nữa. Động thái từ chối nguyên tắc về hợp tác bình đẳng với Nga (cùng các đồng minh của Nga) càng thu hẹp bình diện cơ động linh hoạt hơn nữa. Trong nhiều năm qua Hoa Kỳ đã tạo ra quân đội mới của Afghanistan, nhưng ngày 29 tháng Chín chỉ một nhóm nhỏ chiến binh Taliban cũng đã chiếm thành phố Kunduz, còn 7.000 binh sĩ  đồn trú đã phải rút lui. Qua 14 năm, đó đã là chiến thắng lớn nhất của phe đối lập vũ trang. Hôm nay, số lượng chiến binh ở Afghanistan là 50.000 người, và cơ sở của các băng nhóm vẫn là phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban. Qua 14 năm khối lượng sản xuất ma túy ở địa bàn này đã tăng gấp 40 lần.

Ngày 8 tháng Mười Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang LB Nga Valery Gerasimov đã đề xuất cái nhìn mới về đảm bảo an ninh trong khu vực: "Cần suy nghĩ về đóng góp của SCO và các nước đối tác trong việc tổ chức nỗ lực tập thể dành hỗ trợ cho ban lãnh đạo Afghanistan và hoạch định các biện pháp hiệu quả để bình ổn tình hình ở Afghanistan".

Cái gì đang công nhiên ngăn cản thống nhất nỗ lực của các bên hữu quan khác mà đại diện là Hoa Kỳ và NATO? Sự hợp tác của Hoa Kỳ và Nga trong vấn đề Trung Đông có lợi ích chung rõ rệt, và Nga cởi mở đề xuất các phương án hiệp lực. Từ chối nguyên tắc với khả năng như vậy, Hoa Kỳ đang hành xử một cách phi lý. Đà gia tăng hoạt tính khủng bố, lưu thông vũ khí và ma túy bất hợp pháp, và thực trạng huấn luyện chiến binh đang đe dọa các nước láng giềng và kìm hãm sự phát triển của chính Afghanistan. Cần liên kết nỗ lực chung để lập lại hòa bình và sự yên ổn trong khu vực, do vậy vấn đề Afghanistan vẫn là một ưu tiên giải quyết của Nga, Bộ Quốc phòng Nga và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

Đồn biên phòng ở Cộng hòa Altai - Sputnik Việt Nam
Nga có thể tiếp tục bảo vệ biên giới Afghanistan-Tajikistan

Cách đây chưa lâu, trong cuộc họp dưới sự bảo trợ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải chuyên về Afghanistan đã có sự tham gia của 15 quốc gia. Các thành viên hội nghị đã phân tích về những vấn đề an ninh có hệ thống, phát sinh tại đất nước Afghanistan từ những năm đầu 90 thế kỷ XX. Khi ấy, để đối chọi với lực lượng hạn chế của đội quân Liên Xô, CIA Mỹ đã tạo dựng phong trào Taliban Hồi giáo. Sau chiến thắng ảo tưởng trong Chiến tranh Lạnh, một số nước phương Tây xem thường luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng, ngang nhiên thi hành rộng rãi các kinh nghiệm của phong trào Taliban vào mục đích địa chính trị của riêng họ. Và ngày hôm nay tại Trung Đông đang sinh sôi mùa quả độc của thói kiêu căng ngạo mạn này.

Trong khi một số chính trị gia theo quán tính (và mong muốn lấy lòng người Mỹ) lớn tiếng gọi hành động của Nga ở Trung Đông bằng những ngôn từ như "cuộc phiêu lưu Syria", thì những người khác đã hiểu ra rằng "Afghanistan thứ hai" không thể đe dọa Matxcơva. Bởi lực lượng vũ trang của LB Nga đang có phong độ tuyệt vời, và bởi Nga đã cải thiện quan hệ cơ bản với các nước Trung Đông. Nga sẵn sàng đi tới thay đổi, cởi mở và hiệp lực hợp pháp với Afghanistan. Thế giới đã đổi thay. Có thể, đã đến lúc người Mỹ nên hình dung về thế giới này một cách đúng đắn và phù hợp hơn.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала