Tham vọng của Nhật Bản ở vùng Bắc Cực

© Sputnik / Alexander KovalyovBắc Cực
Bắc Cực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về vấn đề Bắc Cực Kazuko Shiraishi đã khẳng định rằng, Nhật Bản muốn đóng một vai trò tích cực ở Bắc Cực, và có ý định mở rộng quan hệ với Mỹ và Nga trong khu vực này.

Quyết định nâng cao vai trò của Nhật Bản ở Bắc Cực đã được thông qua tại phiên họp của Cơ quan chính phủ về chính sách biển do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu. Tokyo dự định tham gia tích cực hơn trong quá trình thảo ra các quy tắc quốc tế về việc đi qua các tuyến đường hàng hải và khai thác khoáng sản trong khu vực Bắc Băng Dương.

Tuyên bố này của Nhật Bản là một bước đi nhằm gia tăng trọng lượng của Tokyo  trong các vấn đề quốc tế. Đó là ý kiến của chuyên gia Nga, Giáo sư Vladimir Shtol từ Học viện Hành chính trực thuộc Phủ Tổng thống:


 “Dù là một nước phát triển kinh tế cao, Nhật Bản không có ảnh hưởng chính trị lớn như vậy. Trước hết bởi vì theo kết quả chiến tranh thế giới II về mặt chính trị Tokyo phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuyên bố về ý định đóng một vai trò chủ đạo trong các quá trình toàn cầu, cụ thể trong khu vực Bắc Cực, đặc biệt trong việc thiết lập các quy tắc di qua các tuyến đường biển, chi cho thấy những tham vọng của Tokyo. Trên thực tế, Nhật Bản thậm chí không phải là thành viên của Hội đồng Bắc Cực. Tham gia Hội đồng Bắc Cực là các nước rìa Bắc Cực và có lối tiếp cận Bắc Cực. Các quốc gia đó thiết lập đối thoại cụ thể. Khách quan mà nói, có chú ý đến trật tự thế giới, cán cân lực lượng và khả năng xác nhận quyền sở hữu thềm lục địa Bắc Cực, Nga sẽ đóng một trong những vai trò quan trọng nhất.  Kể từ năm 2001, Nga tích cực hoạt động trong  khu vực này. Do đó, cơ hội của Nhật Bản trong lĩnh vực này có thể được coi là tối thiểu, thậm chí với công nghệ tiên tiến của họ. Mặt khác, mọi người hoan nghênh sự tham gia của Nhật Bản. Nhưng, Nhật Bản là tự tin quá mức khi nói trong tương lai nước Nhật sẽ đóng vai trò hàng đầu ở khu vực Bắc Cực”.



Có lẽ Nhật Bản cũng hiểu điều đó. Không phải ngẫu nhiên, Thủ tướng Abe nhấn mạnh rằng, Nhật Bản — một cầu thủ lớn trong các vấn đề Bắc Cực – trước hết thúc đẩy khoa học và công nghệ, vì đó là cácphương hướng ưu tiên của họ.  Ông Abe tuyên bố như vậy vì mọi người đều thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của tuyến đường biển phương Bắc. Chuyên gia Andrei Fesyun từ Trường Kinh tế cấp cao nêu nhận xét như sau:

 “Ngay sau khi Nga xây dựng tại khu neo đậu phục vụ sửa chữa và hoạt động bảo trì tàu tại các cảng dọc theo tuyến  đường biển phương Bắc, thì ngay lập tức sẽ có được một lợi thế rất lớn. Sẽ có lợi thế vật chất và lợi thế đảm bảo vận chuyển nhanh chóng hàng hóa từ Viễn Đông đến châu Âu. Và sau đó kênh đào Suez, lối đi qua Quần đảo Đất Lửa và eo biển Magellan sẽ không còn là đối thủ cạnh tranh với tuyến đường phương Bắc. Tất nhiên, triển vọng này khuyến khích Nhật Bản tuyên bố về kế hoạch đầy tham vọng đối với Bắc Cực. Nhưng, theo tôi, kế hoạch của họ rất ít khả thi trong tương lai gần. Trước hết, vì Nhật Bản không có đội tàu phá băng. Và không  có kinh nghiệm làm việc trong điều kiện Bắc Cực với nhiệt độ rất thấp. Nhật Bản có một số công nghệ khai thác tài nguyên ở vùng nước nông gần bờ biển. Có lẽ Tokyo sẽ phát triển lĩnh vực này nếu đạt được thỏa thuận với phía Nga, bởi vì họ rất muốn tham gia quá trình này”.



Khu vực Bắc Cực có tầm quan trọng đặc biệt to lớn vì ờ đây có nguồn dự trữ phong phú và đồng thời là tuyến đường vận chuyển và quá cảnh thuận tiện. Tham vọng của Tokyo lại một lần nữa cho thấy rằng, hiện có cuộc chiến tranh địa chính trị giành "miếng bánh" Bắc Cực. Tuyên bố của Thủ tướng Abe phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của Nhật Bản: họ muốn đóng một vai trò lớn hơn trong chính trị thế giới. Song, mục tiêu này sẽ rất khó thực hiện.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала