"Sự cố-2000" trên biển Nhật Bản

© Ảnh : Sukhoi CompanySu-27
Su-27 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các phi công Nga đã hai lần làm thủy thủ đoàn nhóm tác chiến hải quân Mỹ do hàng không mẫu hạm Kitty Hawk dẫn đầu phải phát khùng.

Tháng 10 năm 2000. Nhóm tàu chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận Mỹ-Nhật trong vùng biển Nhật Bản cách bờ biển Nga 300 kilomet. Ngày 17 tháng 10, hai máy bay trinh sát Su-24MR của Nga được chiến đấu cơ Su-27 yểm trợ đã phát hiện các tàu Mỹ. Theo lời kể của cố Đại tướng Anatoly Kornukov khi ấy là Tư lệnh Không quân Nga, đó tuy là "một cuộc tuần tra thông thường, nhưng đã xử lý những nhiệm vụ đặc biệt."

Phía Nga  không hề vi phạm bất cứ thỏa thuận quốc tế, mặc dù thu được những kết quả trinh sát "rất ấn tượng". Các phương tiện phòng không của cụm tàu sân bay đã "không phát hiện kịp" máy bay Nga đang tiến lại gần. Hai chiếc Su-24MR hạ thấp vài lần sát Kitty Hawk, thoải mái chụp hình boong tàu và chỉ lúc lâu sau chiến đấu cơ của Mỹ mới cất cánh để đối mặt. Nhưng F/A-18 cũng lập tức bị các Su-27 nhử sang khu vực khác bằng đường bay đánh lạc hướng. Vì vậy, máy bay trinh sát Nga vẫn có cơ hội tiếp cận hàng không mẫu hạm bị bỏ rơi.

Một quân nhân Mỹ có mặt trên tàu Kitty Hawk đã sống động thuật lại sự kiện trên biển Nhật Bản vào ngày 17 tháng 10 năm 2000. Nội dụng bức thư điện tử mà người này gửi cho bạn đã xuất hiện trên diễn đàn Airliners.net.

"Tôi và cấp phó đột nhiên nghe thấy cuộc gọi từ Trung tâm thông tin tác chiến — "bộ não" của con tàu: "Báo cáo, chúng tôi phát hiện có máy bay Nga". Thuyền trưởng ra lệnh: "Báo động, các chiến đấu cơ cất cánh." Từ trung tâm trả lời: chỉ có thể phát lệnh "Báo động-30" (các máy bay cất cánh sau 30 phút (!) có lệnh). Viên thuyền trưởng văng tục và gầm lên: "Tất cả những gì có thể đều phải cất cánh, càng nhanh càng tốt!"

"Ngay lúc đó, những chiếc Su-27 và Su-24 của Nga với tốc độ 500 hải lý đã lượn sát cầu chỉ huy Kitty Hawk! Y hệt trong phim Top Gun! Ly cà phê của đám sỹ quan trên cầu chỉ huy bị hất văng. Mặt viên thuyền trưởng đỏ lựng!"

"Các máy bay chiến đấu Nga thực hiện tiếp những đường bay gấp lượn thấp trước khi chúng tôi kịp cho phi cơ đầu tiên rời boong tàu. Đó là một… máy bay tác chiến điện tử Prauler. Nó đơn độc đối mặt với các chiến đấu cơ Nga ngay trước mũi tàu! Khi "Hornet» (F/A-18) có thể cất cánh làm nhiệm vụ đánh chặn thì đã quá muộn. Cả đội tàu Kitty Hawk được dịp chiêm ngưỡng người Nga nhạo báng nỗ lực ngăn chặn thảm hại của chúng tôi."

Đô đốc và tư lệnh cụm tàu sân bay cùng có mặt trong cuộc họp buổi sáng của ban tham mưu. Cuộc họp bị phá tan bởi tiếng gầm phát ra từ tua-bin của các chiếc đấu cơ Nga đang vòng lượn trước mũi tàu. Một sỹ quan ban tham mưu kể rằng, họ ngước nhìn nhau, đưa mắt xuống kế hoạch bay mà họ tin là sẽ chỉ bắt đầu sau vài giờ rồi thắc mắc: "Vậy thì đó là cái gì?"

 Ngày 9 tháng 11, khi nhóm tàu ​​sân bay Mỹ trở về từ cuộc diễn tập, các máy bay Nga đã một lần nữa tiếp cận Kitty Hawk. Lần này, các radar của Mỹ vẫn phát hiện ra chúng quá muộn.

7 tháng 12 năm 2000, trong cuộc họp báo ở Washington, đại diện Lầu Năm Góc Kenent Bacon và phát ngôn viên Hải quân Mỹ Steven Petropaoli đã thừa nhận việc bay máy bay Nga xuất hiện trên các tàu chiến của cụm xung kích hàng không mẫu hạm Kitty Hawk. Họ cũng khẳng định rằng phía Nga sau đó có gửi cho bộ chỉ huy Kitty Hawk qua hòm thư điện tử loạt ảnh chụp boong tàu sân bay do chiến đấu cơ Nga thực hiện và một bức thư ngắn viết bằng tiếng Nga. Nhưng các đại diện quân đội Mỹ khẳng định với báo giới rằng, sự việc không hề có ý nghĩa gì về mặt quân sự.

Đối với các phi công, vượt qua phương tiện phòng không của nhóm tàu ​​sân bay Hải quân Mỹ là đỉnh cao trình độ lái chiến đấu. Quả thật người Mỹ đã nỗ lực triển khai tốt và đáng tin cậy công tác phòng thủ tàu sân bay. Nhưng vào ngày 17/10 và 9/11 năm 2000, các thủy thủ Mỹ đã bị "qua mặt". Điều đó là hoàn toàn có thể…

Phía Nga đánh giá sự kiện bằng khái niệm "sự tiêu diệt giả định." Bộ Tổng tham mưu Quân đội hài lòng với công tác của các phi công Nga, những người đã "bóc mẽ" hệ thống phòng không của nhóm tàu sân bay Mỹ. Sau đấy, các phi công Nga tham gia lái máy bay trinh sát Su-24 và máy bay chiến đấu Su-27 đã được biểu dương và tặng thưởng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала