Ông Putin: Vai trò của các ngân hàng AIIB và BRICS trong hệ thống tài chính toàn cầu

© Sputnik / Alexei DruzhininVladimir Putin
Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng rằng, Ngân hàng BRICS và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) sẽ góp phần phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Putin viết như vậy trong bài viết được công bố trước thềm Diễn đàn APEC ở Manila.

 Ngày thứ Ba, bài viết của ông Putin xuất hiện trong các phương tiện truyền thông đại chúng lớn nhất trong khu vực.

Tổng thống Nga nhận định rằng, về phần mình, Nga đang tích cực tham gia vào hoạt động của hai tổ chức tài chính mới. Mùa xuân năm nay, Nga đã là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn thỏa thuận về việc thành lập Ngân hàng BRICS. Hôm thứ Hai, trước lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố rằng, trong chương trình nghị sự của Nga có việc phê chuẩn các điều khoản của Hiệp định thành lập AIIB. Sau đó Nga sẽ chính thức trở thành một trong ba cổ đông lớn nhất. Thủ tướng Medvedev lưu ý rằng, sự tham gia vào Ngân hàng AIIB sẽ giúp Nga huy động vốn cho các dự án ở vùng Viễn Đông và tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nga tin chắc rằng, hoạt động của các ngân hàng BRICS và AIIB cũng sẽ góp phần củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Bình luận về ý tưởng này trong bài viết của Vladimir Putin trước thềm Diễn đàn APEC tại Manila, chuyên viên Yakov Berger (Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho biết:

 “Việc thành lập hai ngân hàng này, trên thực tế, là một bước đột phá. Hai ngân hàng đã được thành lập trong bối cảnh toàn bộ hệ thống tài chính thế giới dựa vào các ngân hàng do Hoa Kỳ kiểm soát đang trải qua nhiều bất ổn. Hệ thống tài chính chỉ dựa vào Hoa Kỳ và đồng đô la. Điều đó khiến các chuyên gia nghi ngờ về việc hệ thống dựa trên đồng đô la, và đồng đô la tự nó có thể sống sót trong tình trạng rất khó khăn trong thị trường tài chính toàn cầu. Việc thành lập Ngân hàng BRICS và Ngân hàng AIIB góp phần nhất định để ổn định lại hệ thống này. Không ngẫu nhiên mà nhiều đồng minh của Mỹ đã nộp đơn xin gia nhập hệ thống Ngân hàng AIIB và đang tham gia vào dự án này. AIIB giúp ổn định lại hệ thống tài chính toàn cầu, hơn nữa ngân hàng này cũng hứa hẹn lãi suất cao cho các cổ đông.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
WSJ: Putin là trung tâm ở hội nghị G20, kết thúc sự cô lập Nga
Nhiệm vụ sơm đưa vào hoạt động Ngân hàng BRICS là một trong những chủ đề trung tâm tại cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi tại Antalya vào ngày 15 Tháng 11 "bên lề" Hội nghị thượng đỉnh G20. Theo kết quả cuộc trao đổi ý kiến, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố rằng, thời gian sắp tới ngân hàng BRICS sẽ bắt đầu hoạt  động. Dự án đầu tiên của ngân hàng này sẽ là cơ sở năng lượng tái tạo. Nhà lãnh đạo  ́n Độ cho rằng, dự án này phải được thực hiện trên lãnh thổ BRICS. Để hoạt động của ngân hàng sớm mang lại hiệu quả cao, ông Narendra Modi đề xuất sáng kiến hoạch định "bản đồ lộ trình" cho sự hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư giữa các nước BRICS cho đến năm 2020. Các giao dịch trong Ngân hàng BRICS và Ngân hàng AIIB về chủ yếu sẽ được thanh toán bằng đồng tiền quốc gia của các nước trực tiếp tham gia tài trợ. Như dự kiến, điều đó ​​sẽ mở rộng phạm vi sử dụng đồng nhân dân tệ, bởi vì Trung Quốc là cổ đông lớn nhất của hai ngân hàng.

Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh  đã thực hiện một số biện pháp mới nhằm tự do hóa hệ thống ngoại hối và quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Gần đây, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế Christine Lagarde đã ủng hộ đề xuất của các chuyên gia IMF đưa nhân dân tệ vào rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).  Như dự kiến, quyết định về vấn đề này sẽ được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng quản trị IMF vào ngày 30 tháng 11. Nếu đồng nhân dân tệ sẽ được đưa vào rổ SDR, thì Nga có thể dùng đồng tiền này làm dự trữ ngoại tệ. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã tuyên bố như vậy bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала