Hổ Nga và hổ Việt Nam không sống bên nhau

© Sputnik / Alexander Kryajev / Chuyển đến kho ảnhNhững con hổ Amur
Những con hổ Amur - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một con hổ Amur đã trở thành nổi tiếng nhất trong toàn bộ lịch sử của phân loài hổ không phải do kích thước của nó, mà nhờ tình bạn khác thường với con dê Timur – lẽ ra phải là món ăn ngon của con dã thú lông vằn.

Không rõ liệu tình bạn lạ đời này rồi có đến kết cục bi thảm hay chăng, nhưng mối thân tình của hai con vật đã tiếp nối lâu nay.  Hổ và dê cùng uống nước, cùng chơi trò chạy nhắng và còn húc nhau nữa. Hổ thậm chí còn gầm gừ trước các nhân viên nuôi thú của Công viên tự nhiên Primorsky ở vùng Viễn Đông Nga, để đừng ai làm gì gây tổn thương cho anh bạn có sừng của nó.  

Hành vi như vậy là hiện tượng độc đáo đối với hổ, mà nhất lại là hổ Amur. Bởi nếu không tính đến loài gấu thì hổ là động vật ăn thịt to lớn nhất trên trái đất. Kích thước tối đa: trọng lượng đến 300 kg, chiều cao 115 cm, chiều dài thân không  tính đuôi —  đến 3 mét. Mỗi ngày hổ Amur cần ăn chừng 10 kg thịt. Sống ngoài tự nhiên, con dã thú này săn mồi là hươu, lợn rừng, thậm chí cả linh miêu. Nhân đây xin nói thêm, ở các vườn thú Nga, hổ được cho ăn mồi sống hai lần một tuần nhưng chỉ vào ban đêm, ngoài nhân viên nuôi thú không ai được thấy.

Con hổ Amur - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có thể hỗ trợ phục hồi hổ Amur

Hổ Amur là phân loài duy nhất của giống hổ thích nghi với đời sống ở điều kiện khắc nghiệt của phương bắc. Thậm chí cả trong trời tuyết, hổ Amur cũng có thể di chuyển với tốc độ 50 km mỗi giờ. Có chi tiết khá đáng mừng rằng không giống với họ hàng của nó là hổ Bengal, hổ Amur tránh rẽ vào các khu dân cư và tranh chấp với người.

Hổ Amur là phân loài có cơ số ít nhất trong loài hổ nói chung. Năm 1940, chỉ có 30-40 cá thể. Ngày  nay, nhờ việc thực thi các chương trình hồi phục đàn hổ Amur ở Nga đã có khoảng năm trăm con. Còn khoảng năm chục con nữa ở Mãn Châu Lý thuộc Trung Quốc, trên bờ kia của sông Amur chảy qua Viễn Đông có đường biên giới giữa Nga và Trung Quốc. Cũng phải kể đến khoảng 450 con hổ Amur trong các vườn thú trên thế giới.

Hổ Amur hiện hữu trong liệt kê Sách Đỏ của Nga. Mặc dù ngay từ năm 2007, Quỹ Thiên nhiên hoang dã toàn thế giới (WWF) đã đưa ra nhận định rằng hổ Amur là không còn ở tình trạng trên bờ vực tuyệt chủng, công tác phục hồi đàn hổ vẫn được tiếp nối. Trong công việc này có phần tham gia tích cực của tập thể các chuyên viên từ Viện Sinh học-Thổ nhưỡng Viễn Đông, chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga. Thêm nữa là trong sự đối tác mật thiết với các nhà khoa Việt Nam, — Giám đốc Viện, ông Yuri Zhuravlev cho biết.

"Chúng tôi và phía Việt Nam có phòng thí nghiệm chung dành cho các nghiên cứu về các dạng thực vật và động vật quý hiếm. Các nhà khoa học làm việc cả ở Nga và ở Việt Nam. Từ Việt Nam, chúng tôi đã nhận được một số mẫu xét nghiệm ADN của hổ. Dự kiến sẽ cùng nhau tiến hành cuộc "điều tra dân số" hổ Việt Nam cũng như hổ Amur, mà như thông tin của các đồng nghiệp Hà Nội cho biết, cũng xuất hiện trong cơ sở nuôi nhốt ở Việt Nam".

Phải nói ngay rằng không ai trong số các nhà khoa học định bố trí và nhân giống hổ Amur trên địa bàn Việt Nam. Môi trường sống quen thuộc của chúng không phải là vùng phương nam ấm nóng ít tuyết. Còn hổ Việt Nam là phân loài hoàn toàn khác. Giới chuyên môn hai nước dự định phân tích những đặc điểm di truyền gien của cả hai quần thể hổ để xác minh khoảng cách di truyền giữa chúng. Theo lời Giám đốc Viện, các nhà khoa học Nga biết nhiều về hổ Amur, ở Nga đã phát triển công nghệ nhằm phục hồi "dân số" hổ Amur. Những kiến ​​thức phong phú và công nghệ độc đáo này có thể ích lợi cả cho công cuộc hồi phục đàn hổ ở Việt Nam.  

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала