Mỹ có cần trung gian hòa bình đến thăm Bắc Triều Tiên?

© Sputnik / Alexey Drujinin / Chuyển đến kho ảnhTổng thư ký LHQ Ban Ki-moon
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một trong những vấn đề quốc tế của năm nay là chuyến thăm có thể của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đến Bắc Triều Tiên, đang được giới phân tích thảo luận sôi nổi.

Theo ông Alexander Zhebin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Học viện phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, trước hết, sự quan tâm đến chuyến thăm này xuất phát từ mong muốn của ông Ban Ki-moon nhằm đóng vai trò trung gian hòa giải ở bán đảo Triều Tiên:


“Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon chưa lần nào đến thăm CHDCND Triều Tiên – quốc gia tham gia một trong những cuộc xung đột kéo dài nhất trong thế giới ngày nay. Và tất nhiên, điều này làm hỏng hình ảnh của Ban Ki-moon với tư cách là người bảo vệ hoà bình chính trên hành tinh. Chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Ban Ki-moon có thể dẫn tới suy nghĩ về khả năng ứng cử của ông trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc. Mặc dù cơ hội giành chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Ban Ki-moon là không nhiều. Tầng lớp tinh hoa chính trị ở Hàn Quốc vốn khép kín, ở đó có các mối liên hệ và các nhóm ảnh hưởng riêng. Nắm giữ chức vụ ở nước ngoài quá lâu, về mặt nào đó ông Ban Ki-moon đã đánh mất mối dây liên hệ với giới thượng lưu cầm quyền trong nước.”


Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Bom khinh khí của Bắc Triều Tiên: Một câu chuyện kinh dị mới hay có thật?
Chuyến thăm CHDCND Triều Tiên của ông Ban Ki-moon có thể giúp nối lại đối thoại giữa phương Tây và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ một số thành viên đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên lại phản đối bất kỳ mọi liên lạc với Bắc Triều Tiên. Ông Alexander Zhebin nói:


“Đó cũng là quan điểm của Hoa Kỳ. Washington thực hiện chính sách chống CHDCND Triều Tiên, được gọi là "chiến lược kiên nhẫn". Đó là chính sách liên quan đến các biện pháp có tính chất chính trị, kinh tế và pháp lý, để bắt Bắc Triều Tiên khuất phục, và sau đó loại bỏ chế độ hiện hành. Nhưng chính sách này không thu được kết quả, vì vậy Mỹ tìm cách ngăn cản tất cả các đồng minh của mình, mỗi khi các nước này tìm cách nào đó làm việc với chế độ Bắc Triều Tiên. Mỹ hoàn toàn không quan tâm đến việc ông Ban Ki-moon có đạt được một số tiến bộ nào đó trong lĩnh vực này hay không. Bởi vì trong trường hợp đó, chính sách của Obama đối với CHDCND Triều Tiên sẽ thất bại.”


Tuy nhiên, rất có thể ông Ban Ki-moon đã bỏ lỡ cơ hội để đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai miền Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng và Seoul có ý chí chính trị và mong muốn đàm phán, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc chẳng cần trung gian nào cả. Điều đó đã xảy ra hồi đầu tháng Tám năm nay, khi hai miền Triều Tiên tự thỏa thuận về việc bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao. Mặc dù không đạt được kết quả theo định hướng này, hy vọng rằng những nỗ lực tương tự sẽ được nối lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала