EU e sợ sức mạnh Trung Quốc?

© Flickr / Global PanoramaQuốc kỳ Liên minh châu Âu
Quốc kỳ Liên minh châu Âu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EU từ chối công nhận nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc. Quyết định này được thông qua trong bối cảnh Bắc Kinh thực hiện bước đột phá lớn nhất trên thị trường Đức.

Tập đoàn Hoá chất quốc gia Trung Quốc (China National Chemical Corp — ChemChina), thuộc sở hữu Nhà nước Trung Quốc, đã «nuốt chửng » công ty cổ phần Krauss Maffei — tập đoàn hàng đầu của Đức sản xuất thiết bị cho ngành hoá chất.

Đã hơn 15 năm nay châu Âu thảo luận về việc trao cho Trung Quốc quy chế nước có nền kinh tế phi thị trường, nội dung này được đề cập đến tại các hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc cũng như trong khuôn khổ các tiếp xúc song phương ở cấp cao nhất. Nếu Trung Quốc được trao quy chế nền kinh tế thị trường thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế EU và triển vọng phát triển thương mại quốc tế. Ủy ban châu Âu cho biết, họ phải "nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề này".

Xét theo mọi việc, Washington đang lo ngại về một kịch bản như vậy. Vào tháng 12 năm 2015, Hoa Kỳ đã cảnh báo Brussels về việc trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc bởi vì có nguy cơ hàng giá rẻ với sự cạnh tranh không công bằng "tràn ngập các thị trường của Mỹ và châu Âu".

Chiến binh IS (Daesh) tại Iraq - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tăng cường cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo

Không loại trừ khả năng là EU không muốn thực hiện những bước tiếp theo hướng tới tự do hoá mối quan hệ kinh tế với đối tác thương mại thứ hai sau Hoa Kỳ do thực tế rằng, Trung Quốc đang gia tăng tài sản tại Châu Âu, đã "nuốt chửng" nhiều thương hiệu và công ty trong EU.

Ngày 10 tháng Giêng, một tập đoàn đầu tư của Trung Quốc, trong đó bao gồm Tập đoàn Hoá chất quốc gia Trung Quốc, đã bỏ phiếu ủng hộ việc mua lại công ty cổ phần Krauss Maffei của Đức với giá 1 tỷ USD. Như dự kiến, ​​giao dịch này sẽ được ký kết vào nửa đầu năm 2016 và sẽ là dự án đầu tư lớn nhất của Trung Quốc vào nền kinh tế Đức. Trước đây, hợp đồng lớn nhất trong lĩnh vực này là việc Tập đoàn Hoá chất quốc gia Trung Quốc mua lại nhà sản xuất bơm lớn nhất thế giới của Đức Putzmeister, giao dịch trị giá 694 triệu đô la.

Người  Đức có thái độ như thế nào đối với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường nội địa? Sau đây là ý kiến của chuyên gia Vladislav Belov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đức thuộc Viện Châu Âu: "Đức cũng như các nước EU khác không sợ các dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc đổ vào nền kinh tế của họ. Người Trung Quốc có thái độ rất thận trọng với hệ thống quản lý, nguồn nhân lực, với vốn kiến thức tích lũy được nhờ dòng đầu tư trực tiếp. Các công ty Trung Quốc có đủ nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn để mở rộng bành trướng kinh tế. Đó là một xu thế khách quan. Trung Quốc đang đi theo con đường mà các nước khác, các công ty đa quốc gia khác đã hoặc đang đi qua. Do đó, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc là một xu thế khách quan, đây là quá trình quốc tế hóa nền kinh tế Trung Quốc và các công ty Trung Quốc. Và giao dịch với Krauss Maffei là thú vị không chỉ vì nó liên quan đến ngành chế tạo máy, mà còn vì tập đoàn này thuộc khối quân sự-công nghiệp của Đức".

Giám đốc công ty Krauss Maffei, ông  Frank Stieler nói, đối với chúng tôi, Tập đoàn Hoá chất quốc gia Trung Quốc là một nhà đầu tư chiến lược dài hạn, trong nhiều năm qua họ đã quan tâm đến công ty chúng tôi. Hơn nữa, công ty Krauss Maffei duy trì cơ cấu doanh nghiệp hiện tại và sẽ vẫn ở Munich.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала