Làm sao để Bình Nhưỡng không lao vào chạy đua hạt nhân?

© Fotolia / NndrlnThành phố Bình Nhưỡng
Thành phố Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố về nguyện vọng hợp tác với Nga để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Moskva cũng như Tokyo và Seoul không mong muốn biến Bắc Triều Tiên thành cường quốc hạt nhân đúng nghĩa và lao vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực.

Trong những cuộc tham vấn Nhật-Nga được tổ chức gần đây tại Tokyo, các bên  "gay gắt lên án vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo tầm xa của Bắc Triều Tiên và nhất trí thừa nhận sự cần thiết phải thông qua quyết định xử phạt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và yêu cầu siết chặt hợp tác giữa hai nước", — như nêu trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về kết quả chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov tại Tokyo.

Cùng thời gian này, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye  tuyên bố  rất coi trọng sự  đoàn kết với Trung Quốc và Nga trong tương quan tiếp diễn chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Nga sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, nhưng kêu gọi không nên xô đẩy Bình Nhưỡng vào chân tường bằng lệnh trừng phạt mới, — như ý kiến của chuyên viên hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc MGIMO Andrei Ivanov: 

Konstantin Kosachev - Sputnik Việt Nam
Bắc Triều Tiên bắt đầu thể hiện nguy cơ quân sự

"Hoàn toàn có thể hiểu được nỗi bất an của Tokyo và Seoul  về vấn đề tên lửa và vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng: ngay từ  bây giờ các tên lửa của Bắc Triều Tiên có thể bao trùm lãnh thổ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Chẳng sớm thì muộn, cứ đà này thì rồi Bình Nhưỡng sẽ tạo ra đầu đạn hạt nhân có thể gắn trên tên lửa. Phản ứng với mối đe dọa này ở Hàn Quốc người ta bắt đầu nói về sự cần thiết chế tạo vũ khí hạt nhân riêng của nước mình. Trong trường hợp thông qua quyết định chính trị tương thích, cả Nhật Bản cũng sẽ nhanh chóng chăm lo để sở hữu bom hạt nhân. Nhưng đó là con đường dẫn đến xung đột hạt nhân. Dễ hiểu là trước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga đang đặt ra nhiệm vụ thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt công việc chế tạo vũ khí tên lửa-hạt nhân. Nhưng làm việc đó như thế nào? Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc  nhăm nhăm hướng tới pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Tuy nhiên, họ đang dồn Bình Nhưỡng vào góc bí và do đó có thể kích động Bắc Triều Tiên giáng đòn phản kháng mạnh vào Hàn Quốc và Nhật Bản bằng những phương tiện mà nước này hiện đã có trong tay hôm nay. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga có lẽ sẽ không bỏ phiếu tán thành  biện pháp trừng phạt bóp nghẹt, những nước này không mong đợi hàng trăm nghìn dân tị nạn Bắc Triều Tiên tràn sang trong trường hợp Bình Nhưỡng sụp đổ. Bắc Kinh không thích viễn cảnh miền Nam Triều Tiên nuốt trọn miền Bắc giống như kịch bản Đức và sự xuất hiện một Chính phủ thân Mỹ ngay sát biên giới nước mình. Công thức tháo gỡ vấn đề đã được đề xuất ngay từ thời ông Kim Jong Il. Trong thời gian cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông  Kim Jong Il  đã cho biết sẵn sàng từ bỏ thử nghiệm tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, nếu thế giới giúp đỡ Bắc Triều Tiên trong việc thực thi chương trình chinh phục vũ trụ hòa bình. Quả thực,  sau đó một thời gian trong các phương tiện truyền thông Hàn Quốc xuất hiện thông tin  rằng tại cuộc gặp phái đoàn nhà báo Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng, chính ông Kim Jong Il lại gọi đề xuất kể trên là "chuyện đùa".

Thế nhưng nếu không phải là ông Kim Jong Il nói đùa? Khi đó, giải pháp  cho vấn đề hạt nhân-tên lửa Bắc Triều Tiên có thể sẽ rất đơn giản. Phương Tây phải ngừng chọc giận Bắc Triều Tiên và cung cấp cho nước này đảm bảo an ninh. Và nếu Bình Nhưỡng mong muốn, thì nên giúp CHDCND Triều Tiên phát triển công nghệ thăm dò không gian hòa bình,  hỗ trợ để vệ tinh viễn thông của Bình Nhưỡng được hoàn thiện. Làm như vậy, hiển nhiên sẽ nhân đạo hơn là hành hạ Bắc Triều Tiên bằng chế độ trừng phạt.                  

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала