Bắc Triều Tiên đe dọa "trả đũa hạt nhân" Mỹ-Hàn

© REUTERS / KCNAKim Jong-un
Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những cuộc tập trận chung mang tên Foal Eagle của Mỹ và Hàn Quốc là nguyên cớ cho những lời đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên.

Mặc dù có tuyên bố là tập trận mang tính phòng thủ, nhưng theo một số thông báo, các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc đang thao diễn tập luyện theo kịch bản nhắm vào các mục tiêu quân sự  của Bắc Triều Tiên.

Tập trận quân sự Hàn Quốc và Mỹ - Sputnik Việt Nam
Mỹ-Hàn bắt đầu cuộc tập trận về tiêu diệt ban lãnh đạo CHDCND Triều Tiên
Vào cuối tuần vừa qua, ngày 1 tháng  Tư, tại hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân  ở Washington, đe dọa hạt nhân được xem là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất  đối với với  an ninh toàn cầu. Có lẽ sở dĩ như vậy là vì Nga từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh này. Matxcơva cho rằng sự gây gổ của Bình Nhưỡng và cố gắng tạo lá chắn tên lửa hạt nhân là xuất phát bởi lo ngại Mỹ đang mưu toan dùng vũ lực thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên, như những gì Washington đã làm ở Nam Tư, Iraq và Libya.

Phương thức tốt nhất để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên là thông qua  con đường thương lượng, — nhà Đông phương học nổi tiếng người Nga, Giáo sư Đại học Côn Minh (Seoul)  Kunmin Andrei Lankov nhận xét. Đồng thời ông cho rằng thời điểm hiện nay chưa có nhiều triển vọng cho viễn cảnh đó.

 "Liệu có còn hi vọng đàm phán hay chăng?  Suốt thời gian  dài tôi từng trông đợi như vậy và nhìn vấn đề  này với niềm lạc quan thận trọng. Nhưng  bây giờ tôi chắc rằng tiến triển tốt lành giữa hai quốc gia Triều Tiên sẽ không diễn ra sớm hơn mốc bầu cử sắp tới  của Hàn Quốc.  Quân đội Bắc Triều Tiên  nêu khẩu hiệu: "Cần đáp trả hành động của kẻ thù bằng giáng đòn mạnh gấp mười, gấp trăm lần". Với quân đội Hàn Quốc, đây sẽ không chỉ đơn giản là khẩu hiệu mà là hướng dẫn hành động. Họ rất hiếu chiến. Và nếu như phía Bắc Triều Tiên có thể  sẽ bắn mấy loạt đạn, rải mìn hay tuyên truyền khiêu khích, thì phía Hàn Quốc với niềm tin vào sức mạnh quân sự răn đe và sự hỗ trợ của người Mỹ, họ có thể tấn công.

Xét cán cân lực lượng và bối cảnh khu vực, tất cả những điều đó có vẻ sẽ biến thành  khủng hoảng nghiêm trọng. Tôi không muốn  nói đến chiến tranh, chắc là chiến tranh sẽ không nổ ra. Nhưng những đợt rắc rối gay gắt và thiệt hại về người là chuyện có thể trong vài năm nữa. Vậy Bắc Triều Tiên  muốn gì? Bình Nhưỡng muốn thế giới công nhận CHDCND Triều Tiên là cường quốc hạt nhân như những nước khác.

Họ tuyên bố rằng trong hoàn cảnh thuận lợi, họ có thể  hạn chế vũ khí hạt nhân, nhưng sẽ không chịu tiêu hủy chương trình hạt nhân".

Mới đây, Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại Nga Kim Hyung Jun tuyên bố, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang gần tới khủng hoảng hạt nhân và ông nhận định, nguồn gốc của nguy cơ đó là lối hành xử  gây sức ép và đe dọa trừng phạt  của Hoa Kỳ. Trạng thái của Bình Nhưỡng là như vậy. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng hiện thời  Bắc Triều Tiên vẫn chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Hoa Kỳ. Hôm nay đối với nước Mỹ vấn đề quan trọng hơn Bắc Triều Tiên là  cuộc chiến chống khủng bố  ở Trung Đông, và tìm ra cách hợp tác mới với Nga. Thêm nữa, trong khoảng thời gian trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, chương trình nghị sự của ông Barack  Obama lẫn các ứng viên khác trong cuộc chạy đua tranh cử  năm 2016  đều không xác định mục tiêu giải quyết  vấn đề Bắc Triều Tiên. Châu Âu quan tâm tới chống khủng bố và dân tị nạn. Chính quyền Trung Quốc dành chú ý nhiều hơn cho nội dung kinh tế quốc dân, bởi bình diện này xấu đi có thể dẫn đến bất ổn trong nước. Có lẽ đó là lý do khiến Trung Quốc tham gia chế độ trừng phạt Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa Bắc Kinh cũng vẫn không muốn từ bỏ ủng hộ Bình Nhưỡng.

Và cuộc tập trận chung với Hàn Quốc mà phía  Mỹ đang tiến hành phản bác luận đề  cho rằng Washington hôm nay hoàn toàn không tính đến Bắc Triều Tiên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала