Tại sao chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại

© AFP 2023 / Stringerquân đội Trung Quốc
quân đội Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lần đầu tiên sau 4 năm sụt giảm, chi tiêu quân sự của các nước đã tăng thêm 1% lên đến 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2015. Đây là số liệu của bản báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) chuẩn bị.

Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ngân sách chi tiêu cho hoạt động quân sự, mặc dù ngân sách quốc phòng của họ đã giảm 2,4%, chỉ còn 596 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỷ USD (tăng thêm 7,4% so với năm 2014). Ở vị trí thứ ba là Saudi Arabia (87,2 tỷ USD, tăng thêm 5,7% so với năm 2014). Đứng thứ tư là Nga (66,4 tỷ USD, tăng thêm 7,5%).

Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Mỹ Obama tăng ngân sách quân sự để đối phó với Nga

Theo các tác giả của bản báo cáo, trong danh sách 15 quốc gia với chi tiêu quân sự cao nhất còn có Anh, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Brazil, Ý, Úc, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Israel. Nhật Bản đứng thứ 8 với chi tiêu quân sự 40,9 tỷ USD, sánh được với Đức và Hàn Quốc.

Nguyên nhân của việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại là khá dễ hiểu. Sau đây là ý kiến của chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich:

"Sự căng thẳng đang tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguyên nhân là tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu và những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng do các vấn đề chưa được giải quyết. Trên thế giới thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột: dập tắt một cuộc xung đột và ngay lập tức bùng nổ cuộc xung đột khác, ngoài ra còn có những cuộc xung đột tiềm ẩn…. Thế giới bất ổn đẩy chi tiêu quân sự tăng lên, mà điều đó phục vụ lợi ích của các cầu thủ chính trên thị trường vũ khí. Rõ ràng là thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh mới, và mỗi quốc gia muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng tùy theo quan điểm về mối nguy cơ đang đe dọa nước mình. Nếu ở châu Âu mức chi tăng nhẹ, thì sự gia tăng căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là yếu tố thúc đẩy các nước như  Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Việt Nam và những quốc gia khác gia tăng đáng kể ngân sách quân sự.

Cần phải lưu ý rằng, theo các tác giả bản báo cáo, các chi phí quốc phòng bao gồm không chỉ việc mua các loại vũ khí, công tác hậu cần quân đội, mà còn xây dựng quân đội, thực hiện các cuộc nghiên cứu, tiền lương trả cho nhân viên dân sự làm việc cho lực lượng vũ trang, các chi phí hành chính, vv. Rất may là cuộc chạy đua vũ trang chưa lên vũ trụ! Yếu tố hạn chế sự gia tăng chi tiêu quân sự toàn cầu có thể là… chiến tranh. Tất nhiên, đây là kịch bản ngày tận thế, nhưng, tôi hy vọng rằng, lý trí lành mạnh sẽ chiến thắng được tham vọng quân sự.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала