Washington xoá bỏ cấm vận "vũ khí" với Việt Nam nhằm mục đích gì?

© REUTERS / Carlos Barria Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại cuộc họp báo ở Hà Nội
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại cuộc họp báo ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 23 tháng 5, Mỹ đã dỡ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Tổng thống Barack Obama tuyên bố điều này trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội. Phân tích sự kiện, nhà báo Alexander Khrolenko MIA "Nước Nga ngày nay" lưu ý rằng, động thái chính trị của Washington ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ của riêng Hoa Kỳ và Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Nga và loạt nước khác.

Cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc thông qua lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đều nói rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không liên quan tới các áp lực nhằm vào Trung Quốc. Nhưng họ đã làm điều này với vẻ cố ý, tạo ấn tượng — Chú Sam không thành thật.  Nhà báo MIA "Nước Nga ngày nay" nhắc nhở: ngay từ năm 2010 người Mỹ đã xác định hai hướng chiến lược an ninh quốc gia quan trọng: dùng Việt Nam tạo một đối trọng với Trung Quốc và hỗ trợ Hà Nội trong cuộc xung đột lãnh thổ ở khu vực Biển Đông. Bây giờ "nút thắt vũ khí" Việt Nam có thể phục vụ như một áp lực cấu kết quân sự chính trị nhằm vào Bắc Kinh (nếu Mỹ duy trì vai trò chủ đạo trong khu vực). Thực tế Hoa Kỳ không có đủ sức mạnh và nguồn lực tài chính để một mình kiềm chế hiệu quả Trung Quốc ở Biển Đông.

Barack Obama - Sputnik Việt Nam
Từ Việt Nam đến Hiroshima: Xin lỗi là điều không thể

Đáng chú ý là Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hoan nghênh việc Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ. Tất nhiên, Bắc Kinh hiểu rằng Việt Nam có thể sử dụng những vũ khí nhận được từ Mỹ trong các tranh chấp lãnh thổ. Tuy vậy, nhà báo Alexander Khrolenko MIA "Nước Nga ngày nay" cho rằng, Trung Quốc sẽ không tiến hành bất cứ động thái gay gắt, trừ khi thật cần thiết. Nhưng không vì vậy họ chấp nhận nhượng bộ  lập trường. Bắc Kinh sẽ tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, tăng cường lên gân sức mạnh hải quân. Dù ai đó muốn hay không nhưng thời gian đang có lợi cho Bắc Kinh, nền kinh tế toàn cầu ngày càng định hướng mạnh về phía Trung Quốc.

 Việc hủy bỏ lệnh cấm vận của Mỹ có ảnh hưởng gì tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga-Việt? Như có thể thấy, Hà Nội thực hiện chính sách tiếp cận thận trọng giữa lợi ích của các siêu cường và mong muốn đa dạng hóa nguồn vũ khí. Hà Nội đánh giá cao đóng góp của Moskva vào việc tăng cường nền an ninh đất nước. Mặt khác, Nga không bị lôi kéo theo các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và trân trọng mối quan hệ lâu dài với Việt Nam. Trong những năm qua, Moskva và Hà Nội đã ký kết các hợp đồng hợp tác quân sự-kỹ thuật tổng trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Nga bán cho Việt Nam các tàu ngầm "Varshavyanka" với tổ hợp tên lửa Club-S (phương án xuất khẩu "Calibr"), các tàu khu trục tuần tra "Gepard-3.9", các tàu tên lửa "Molnya", hệ thống tên lửa bờ biển cơ động "Bastion", các chiến đấu cơ Su-30MK2 và loạt vũ khí khác.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lễ Hạ thủy tàu khu trục lớp "Gepard 3.9" thứ tư của Hải quân Việt Nam (Ảnh)

Đối lại, Mỹ có thể bán cho Việt Nam các máy bay tuần tra hàng hải (tức chống hạm) P-3 Orion và máy bay vận tải C-130 Hercules. Cần thừa nhận rằng Nga chưa có các sản phẩm tương đương. Những phương tiện này của Mỹ dù khá được tin cậy, nhưng không phải kỹ thuật tiên tiến nhất.

Xét về khối lượng hợp tác quân sự-kỹ thuật, — Alexander Khrolenko tiếp tục viết, — giữa Nga và Việt Nam sẽ hầu như không có gì thay đổi. Tuy nhiên, bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận người Mỹ gián tiếp đặt Nga trước sự lựa chọn: hoặc tích cực hơn hỗ trợ Trung Quốc hoặc phát triển quan hệ với Việt Nam, bên gần đây đã đề xuất Hải quân Nga trở lại Cam Ranh với một số điều kiện.

Dù có thế nào, Nga vẫn sẽ duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Việt Nam (cũng như với các nước châu Á khác, kể cả Trung Quốc), đồng thời duy trì vị thế trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng. Đối với Nga, khả năng những rủi ro sau việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam là không đáng kể.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала