Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Nga hoàng, Tòa Án Hague và Biển Đông

© AP Photo / Rolex Dela Pena, Poolđảo Trường Sa
đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong số những nhân vật nổi tiếng đã từng đến thăm khu vực Biển Đông, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến Sa hoàng cuối cùng Nicholas II.

Vào năm 1891, thái tử Nicholas, người thừa kế ngai vàng, đã đi qua vùng Biển Đông trên đường đến Sài Gòn. Tám năm sau, Nga hoàng Nicholas II đã đề xuất sáng kiến triệu tập Hội nghị Hòa bình Quốc tế Hague. Chính tại hội nghị đó đã thành lập Tòa án Luật Biển Quốc tế.

Và hiện nay, sau 117 năm, tòa án Hague sắp đưa ra quyết định có ý nghĩa rất quan trọng đối với Biển Đông, các nước ven Biển Đông cũng như các quốc gia nằm xa khỏi khu vực này.

Haiyang Shiyou 981 - Sputnik Việt Nam
Mục đích thực sự phòng thí nghiệm Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông là gì?

Vào tháng 1 năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế Hague về ba chủ đề. Chủ đề thứ nhất, yêu cầu bác bỏ lập luận của Trung Quốc về việc nước này dường như có quyền sở hữu vùng nước lịch sử với các tài nguyên nước và đáy biển trong khu vực được gọi là "đường lưỡi bò", trừ vùng nước thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ đề thứ hai, yêu sách của Trung Quốc về vùng đặc quyền kinh tế trên các đảo san hô ở Biển Đông là trái với Công ước này. Và chủ đề thứ ba: hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện các yêu sách đó đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.

Bình luận về đơn kiện lên Tòa án Quốc tế, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã tuyên bố, đất nước của ông đã sử dụng tất cả các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp với Trung Quốc.

Trong ba năm rưỡi qua, tình hình ở vùng Biển Đông đã trở thành trầm trọng hơn. Tham gia cuộc tranh chấp còn có Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei, và cả Indonesia với một mức độ nhất định. Mỹ cũng ngày càng tích cực can thiệp vào tình hình ở vùng Biển Đông và khu vực xung quanh. Nếu nói về Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngay lập tức bác bỏ đơn kiện của Philippines và từ chối hợp tác với Tòa án Trọng tài, không công nhận thẩm quyền của Toà án Hague. Tuy nhiên, Tòa án sắp đưa ra quyết định sẽ được thông qua trong sự vắng mặt của các đại diện Trung Quốc, thủ tục này được ghi trong điều lệ của cơ quan quốc tế. Nhà phân tích chính trị Nga, Giáo sư  Dmitry Mosyakov cho biết:

"Dù cho phán quyết của Tòa án có đứng về bên nào đi chăng nữa thì quyết định của Tòa án Hague sẽ là một yếu tố quan trọng, để trong cuộc xung đột này các bên từ đối đầu quân sự và cáo buộc lẫn nhau chuyển sang phạm vi luật pháp quốc tế. Trên thực tế, ngoài khía cạnh quân sự, kinh tế và địa chính trị, trong cuộc xung đột còn có khía cạnh pháp lý rất quan trọng. Rõ ràng là, nếu phán quyết có lợi cho Philippines thì sẽ có những ý kiến khác nhau. Một số nước sẽ hoan nghênh quyết định này, còn những nước khác xuất phát từ quan điểm rằng, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện và không công nhận quyết định của Tòa án Hague, họ sẽ coi văn kiện này là vô hiệu".

Tuy nhiên, diễn biến sự kiện theo kịch bản này là rất nguy hiểm đối với Bắc Kinh, vì họ muốn để cộng đồng quốc tế coi Trung Quốc là một đất nước đang hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Nếu Bắc Kinh không công nhận quyết định của Tòa án Hague thì mọi người sẽ cho thấy rõ thái độ của Trung Quốc đối với pháp luật quốc tế.

Không ngẫu nhiên mà thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng hoạt động ngoại giao trong các nước ASEAN. Các thành viên ASEAN có những mâu thuẫn về cách đánh giá chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Ví dụ, tại Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia đã từ chối đưa ngôn ngữ lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vào văn kiện tổng kết. Trung Quốc bắt đầu hợp tác tích cực với lãnh đạo mới của Philippines, người không thuộc tầng lớp thân Mỹ của Manila. Gần đây, ông đã từ chối cung cấp cơ sở hạ cánh cho các máy bay không người lái của Mỹ kiểm soát một phần khu vực Biển Đông. Và ông cũng cho biết về một kế hoạch trong quan hệ với Trung Quốc. Nói chung, Trung Quốc chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên cơ sở song phương, để không có sự tham gia của cộng đồng quốc tế.

Tất nhiên, Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về kinh tế, chính trị, và tất nhiên về quân sự, để ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Mặt khác, Hoa Kỳ muốn xây dựng "một hàng rào vệ sinh" xung quanhTrung Quốc với sự giúp đỡ của ASEAN. Không nghi ngờ rằng, bây giờ đến lượt Mỹ thực hiện những bước đi theo hướng Philippines, chắc là Hoa Kỳ sẽ đưa ra những lời hứa với Manila, cho vay tín dụng v.v. Trong khi mođi người chờ đợi quyết định của Tòa án Hague, trò chơi ngoại giao trở thành ngày càng tích cực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала