Vì sao Rosatom có ba dự án tại Việt Nam?

© Sputnik / Sayid Tsarnaev / Chuyển đến kho ảnhRosatom
Rosatom - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Năm nay, trong danh mục đầu tư của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) có thêm 34 lò phản ứng hạt nhân.

Các nhà máy hạt nhân sẽ được xây dựng ở Belarus và Ấn Độ, Iran và Ai Cập, Phần Lan, Hungary, Jordan và Nigeria, Bangladesh và Armenia. Nga và Việt Nam đã chấn chỉnh lại thời hạn đưa vào vận hành hai lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, đó là những năm 2027-2028. Tổng giám đốc Rosatom Sergei Kiriyenko nhận định rằng, đến năm 2030, trong danh mục đầu tư nước ngoài của Rosatom có thể xuất hiện thêm 80 lò phản ứng hạt nhân mới. Ông lưu ý:

"Rosatom liên tục nhận được đơn đặt hàng với số lượng ngày càng gia tăng không chỉ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà còn về thành lập các trung tâm nghiên cứu và các trung tâm đào tạo chuyên gia về các công nghệ hạt nhân và bức xạ có thể được sử dụng trong y học để chẩn đoán và điều trị các bệnh phức tạp nhất. Cũng như trong ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, vật liệu và nhiều lĩnh vực khác".

Nếu nói về khu vực ASEAN, thì Rosatom đã ký kết các thỏa thuận với Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia. Mới đây, trong thời gian ở thăm Matxcơva, ông Tin Lok Môn, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Campuchia, đã trả lời phỏng vấn của đài Sputnik bằng tiếng Nga. Ông Tin Lok Môn biết nói tiếng Nga vì đã từng học đại học ở Matxcơva. Ông nói:

"Hiện nay chúng tôi đang thực hiện bước đi đầu tiên. Chúng tôi bắt đầu với việc đào tạo cho đất nước các chuyên gia vật lý hạt nhân biết sử dụng các công nghệ hạt nhân trong những lĩnh vực khác nhau. Trong tương lai họ sẽ làm việc tại các cơ sở sản xuất điện. Chúng tôi cần phải đào tạo rất nhiều chuyên gia, và chương trình đào tạo nên bắt đầu ngay lập tức. Đây là lý do tại sao chúng tôi rất quan tâm đến sự hợp tác với Rosatom".

Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới sẽ được xây dựng ở đâu trong ASEAN?
Nếu nói về Việt Nam, thì ngoài dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Rosatom còn có hai dự án khác. Ở Hà Nội đã thành lập và đang hoạt động Trung tâm Thông tin về năng lượng hạt nhân. Nhiệm vụ của trung tâm là giúp người dân địa phương phát triển thái độ tích cực đối với năng lượng hạt nhân, không thỏa hiệp với sự bịa đặt vô căn cứ về nguy cơ của điện hạt nhân với con người và môi trường. Đến nay đã có hơn 50 000 lượt khách đến thăm Trung tâm thông tin này.

Dự án thứ ba là thành lập tại Việt Nam Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân. Cơ sở này rất cần thiết để Việt Nam không chỉ là địa bàn mà các nước khác đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà là một đất nước có khả năng vận hành các nhà máy đó một cách độc lập. Trung tâm này sẽ cho phép đất nước tự chủ vận hành nhà máy điện hạt nhân do Nga, Nhật Bản hay những nước khác xây dựng. Hai bên đã nhất trí về khái niệm Trung tâm. Đây sẽ là tổ hợp các phòng thí nghiệm nghiên cứu, cụ thể tại Đà Lạt và Hà Nội. Một phòng thí nghiệm sẽ có lò phản ứng hạt nhân với công suất khoảng 15 MW. Nó sẽ hoạt động không phải để sản xuất điện mà để thực hiện các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân. Các chuyên gia sẽ nghiên cứu và phát triển những vật liệu tổng hợp mới, chẳng hạn như các loại thuốc. Như dự kiến ​​dự án này sẽ bắt đầu được thực hiện trong 2-3 năm tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала