Sống mãi mãi: Giấc mơ hay thảm họa toàn cầu?

© Ảnh : PixabayHai vợ chồng cao tuổi
Hai vợ chồng cao tuổi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhật Bản vẫn giữ kỷ lục về số người sống trên trăm tuổi. Vào năm 2016, ở thành phố Nagoya của Nhật Bản, cụ Yasutaro Koide, cụ ông cao tuổi nhất thế giới đã qua đời, thọ112 tuổi.

Dù ở Nga số người sống trên trăm tuổi không nhiều như ở Nhật Bản, nhưng, cũng có khá nhiều người như vậy. Ví dụ, hiện nay một trong những người cao tuổi nhất trên thế giới là cụ bà Tanzilya Bisembeeva 120 tuổi, cư dân khu vực Astrakhan.

Tăng số người sống trên trăm tuổi là một xu hướng toàn cầu. Giám đốc Trung tâm khoa học lâm sàng nghiên cứu lão hóa, bà Olga Tkacheva cho biết:

"Ở Nga, tuổi thọ trung bình của dân số là trên 70 tuổi. Cũng như ở Nhật Bản, tuổi thọ của người dân tăng cao nhờ những thành tựu về y tế và mức sống được cải thiện. Trên địa bàn LB Nga, khu vực có dân sống thọ nhất là Cộng hòa Ingushetia: trên 80 tuổi. Tuổi thọ trung bình ở Matxcơva là 76 tuổi, mà đây cũng là kết quả khá tốt đối với một đô thị khổng lồ như thủ đô Nga. Hiện nay ở Matxcơva có hơn 3.000 người sống trên trăm tuổi. Tất nhiên, ở Nhật Bản số người tuổi thọ trên 100 là nhiều hơn, nhưng, ở Nga cũng ghi nhận hiện tượng gia tăng tuổi thọ trung bình. Trên thế giới có ngày càng nhiều người sống trên trăm tuổi, đây là một xu hướng toàn cầu. Điều thú vị là, đàn ông góa vợ chết sớm, nhưng, phụ nữ góa chồng, ngược lại, sống lâu hơn. Tức là, đối với những người đàn ông, cái chết của người vợ là một yếu tố rút ngắn đáng kể cuộc sống của họ. Mặt khác, yếu tố này hầu như không có ảnh hưởng đến tuổi thọ của phụ nữ".       

Những nghiên cứu nào đang được tiến hành trong lĩnh vực lão khoa? Liệu trong thời gian tới tại các hiệu thuốc sẽ xuất hiện thuốc "trẻ mãi không già"? Chuyên gia Olga Tkacheva trả lời:

"Các nhà khoa học rất tích cực nghiên cứu về nguyên nhân của lão hóa, có hai giả thuyết đang được xem xét. Một giả thuyết nói rằng lão hóa là một quá trình sinh lý đã được lập trình. Tức là, tất cả mọi người đều già đi, dù với tốc độ khác nhau. Giả thuyết thứ hai nói rằng, lão hóa là một căn bệnh. Nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết thứ hai thì có thể giả định rằng, chúng ta có thể sống mãi mãi. Nếu như vậy thì chúng ta nên chẩn đoán và phòng chống lão hóa. Kết quả là, trong tương lai chúng ta sẽ có thể chữa khỏi bệnh lão hóa. Đối với tôi, giả thuyết thứ hai có vẻ viễn vông, nhưng nó vẫn tồn tại. Đa số cuộc nghiên cứu đang được tiến hành theo hai phương hướng. Phương hướng thứ nhất là tìm kiếm những chỉ dấu sinh học giúp đánh giá tốc độ lão hóa. Phương hướng thứ hai là chế ra dược phẩm để chống lão hóa và thảo ra chiến lược nhằm kéo dài tuổi thọ nhờ lối sống lành mạnh. Vào thời điểm này, có gần 200 loại thuốc được xem là được phẩm chống lão hóa tiềm năng. Và quá trình tìm kiếm vẫn tiếp tục. Theo tôi, liệu pháp gen có triển vọng đầy hứa hẹn nhất, vì có gen chịu trách nhiệm về tuổi thọ cao, và ngược lại, có gen chịu trách nhiệm về lão hóa sớm cũng như về sự phát triển của các bệnh mãn tính và lây nhiễm. Đồng thời các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các tế bào gốc. Có lẽ trong tương lai gần sẽ thực hiện những bước đột phá trong lĩnh vực lão khoa".

Liệu pháp gen cũng có thể được sử dụng để chữa căn bệnh Progeria, để tìm hiểu cơ chế sinh học của hiện tượng lão hóa thông thường. Đây là một trong những khiếm khuyết di truyền hiếm có gây ra quá trình lão hóa sớm. Đồng thời trong thiên nhiên có những thí dụ về "sự sống mãi mãi". Chuyên gia Olga Tkacheva cho biết:

"Có một số loài động vật "sống mãi mãi". Ví dụ, chuột chũi châu Phi (Naked mole rats) là loại động vật gặm nhấm sống lâu nhất trên trái đất. Chúng không già đi, và nếu nó chết thì chỉ vì đói, bị chấn thương, bị bệnh, nhưng không phải vì tuổi già. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng con người cũng có thể không già đi. Nhưng, đối với tôi, điều ấy là không thể tưởng tượng được. Và bản thân tôi không muốn sống mãi mãi. Nếu tất cả mọi người sống mãi mãi thì điều đó sẽ là một thảm họa phạm vi toàn cầu. Theo quy luật trong đời sống, con người sinh ra và chết đi. Mặt khác, mỗi người đều muốn sống khỏe hơn và thọ hơn".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала