Các nhà khoa học xua tan huyền thoại về sự khác biệt giữa các nền văn hóa Đông và Tây

© Fotolia / KzenonCác nhà khoa học xua tan huyền thoại về sự khác biệt giữa các nền văn hóa Đông và Tây
Các nhà khoa học xua tan huyền thoại về sự khác biệt giữa các nền văn hóa Đông và Tây - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà khoa học Anh đã tiến hành một nghiên cứu văn hóa độc đáo cho thấy rằng "rào cản không thể vượt qua" giữa các nền văn hóa và nét tâm lý riêng của nhân dân các nước Đông và Tây chỉ là một huyền thoại, như Đại học Sussex thông báo.

"Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các nhãn mác "chủ nghĩa cá nhân" hay "chủ nghĩa tập thể" gắn cho toàn bộ các quốc gia và xã hội là một bước đi sai — nhà khoa học Vivian Vignoles từ Đại học Sussex của Vương quốc Anh nói.

Các nhà khoa học đã quyết định kiểm chứng một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất trong  ngành tâm lý học xã hội — công trình nghiên cứu của Hazel Markus và Shinobu Kitayama, xuất bản năm 1991. Trong đó cho thấy:  sự khác biệt  hành vi của những dân tộc thuộc các nước phương Đông và phương Tây dựa trên thực tế rằng người phương Đông coi mình là "collectivists"(con người của tập thể), còn người phương Tây — individualists (cá nhân). Vì lý do đó, dường như không  bao giờ có thể có sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đông và Tây.

Sau khi đã tập hợp một đội ngũ các nhà khoa học và các tình nguyện viên, nhóm Vignols đã khảo sát gần 3.000 sinh viên ở 16 quốc gia Đông và Tây, và  7.000 người trưởng thành từ 33 quốc gia trên Trái Đất, bao gồm cả ở Nga.

Cuộc thăm dò ý kiến ​​đã chỉ ra rằng không phải tất cả các nước trong khu vực này là "tập thể" và "cá nhân" như nhau.

Tất cả điều này cho thấy rằng, những rào cản không thể vượt qua giữa các dân tộc phương Đông và phương Tây không tồn tại, đó là sự khác biệt về tâm lý, mà các chính trị gia và các nhà tâm lý thường nói đến. Những quan điểm này chỉ có trong tâm trí của những người đang phát ngôn mà thôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала