Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh

© AP Photo / Xinhua, FileĐảo Senkaku (Điếu Ngư)
Đảo Senkaku (Điếu Ngư) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khuôn khổ chương trình phòng thủ, Nhật Bản dự định phát triển hệ thống tên lửa mới để bảo vệ các hòn đảo xa xôi, bao gồm cả các đảo tranh chấp. Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo có kế hoạch bố trí tên lửa chống tàu chiến loại địa đối hải có tầm bắn 300km.

Biện pháp này là đủ để bảo vệ quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) tranh chấp với Trung Quốc.  Đến năm 2023 Nhật Bản có thể triển khai các bệ phóng tên lửa di động trên quần đảo Sakishima, tỉnh Okinawa.

Báo chí Trung Quốc đồng loạt chỉ trích kế hoạch này, cáo buộc Nhật Bản đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tấn công. Các chuyên gia Trung Quốc lo ngại rằng, các tên lửa với tầm bắn 300km có thể bay tới các khu vực ven biển của Trung Quốc. Ngoài ra, rất có thể các tên lửa của Nhật Bản hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật so với Trung Quốc.

Dư luận Nhật Bản cũng phê phán thông tin này nhưng dưới một góc nhìn khác. Trong các mạng xã hội những người viết blog nhận xét: "… trong năm 2023? Tức là sau 7 năm nữa?! Mà đây là quá muộn! Người Trung Quốc sẽ không chờ đợi… ". "Cần phải ngay lập tức mua các hệ thống tại Hoa Kỳ". "Có lẽ sẽ tốt hơn nếu triển khai các hệ thống trên quần đảo Senkaku?"

quần đảo Senkaku - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản triển khai bệ phóng tên lửa để bảo vệ các hòn đảo xa xôi

Liệu trên quần đảo tranh chấp có thể bùng nổ cuộc xung đột vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc? Chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin nói:

"Trên thực tế, Nhật Bản không muốn có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Trước hết bởi vì hai nước đang phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Một cuộc xung đột sẽ kéo theo những hậu quả rất nghiêm trọng đối với Nhật Bản với một nền kinh tế trong hơn 10 năm nay gặp nhiều khó khăn và vẫn không thể thoát ra khỏi tình trạng này. Ngoài ra, Nhật Bản chưa hồi sinh hoàn toàn sau thảm họa sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima". Do đó, nước này cần đến mấy năm yên tĩnh để phục hồi. Thứ hai, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không có (hoặc đến nay chưa có) khả năng tấn công, vì thế Nhật Bản không thể hành động nghiêm túc như một đối thủ của Trung Quốc. Nếu nói về Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã từ lâu vạch ra những ưu tiên — trở thành nhà lãnh đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vượt trước các đối thủ địa chính trị trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận thức rõ rằng, Hoa Kỳ đứng về phía Nhật Bản, về mặt quân sự Mỹ là một đối thủ nghiêm trọng hơn nhiều so với Nhật Bản".

Vào đầu tháng Tám, Lầu Năm Góc đã gửi đến căn cứ Guam phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B để thay thế B-52 đã lỗi thời. Lý do cho điều đó là vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, đây cũng là một lời cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, dự án nâng cao mức độ bảo vệ các hòn đảo xa xôi đã được đưa vào chương trình phòng thủ của Nhật Bản ngay từ đầu năm 2013. Khi đó Nhật Bản đã lên kế hoạch trong năm 2016 sẽ bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn 500km. Tuy nhiên, một số chính trị gia đã nói lên sự lo ngại rằng, chương trình phát triển tên lửa mâu thuẫn với Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, và quân đội Nhật Bản buộc phải từ bỏ ý tưởng đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала