Các nước với nền kinh tế chuyển đổi: Cuộc tấn công từ hàng thứ hai

© Ảnh : PixabayKinh tế
Kinh tế - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sputnik phỏng vấn chuyên gia tài chính Ernst Wolff về nền kinh tế của các nước BRICS.

Tiềm năng kinh tế của các nước được gọi là quốc gia với nền kinh tế chuyển đổi chưa hề cạn kiệt. Các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang là những cầu thủ sáng giá trong sàn đấu toàn cầu của nền kinh tế thế giới. Đồng USD đang bắt đầu cảm thấy sức mạnh của họ. Hệ quả tác động địa chính trị từ đây cũng có thể là khá kịch tính.

Đó là nhận định của chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Ernst Wolff.

Kết hợp lại thì những nước được gọi là với nền kinh tế chuyển đổi có tiềm năng to lớn hơn cả về tài nguyên thiên nhiên và con người. Việc khai thác và sử dụng tiềm năng hợp lý đến đâu?

Tiềm năng mà chúng ta nói đến đang được sử dụng hợp lý, nhưng không phải do bản thân các nước đó, mà chủ yếu là do các tập đoàn nước ngoài. Nguyên liệu được đưa ra bên ngoài đất nước. Mối quan tâm trước hết của các tập đoàn trong chính các nước này là sức lao động giá rẻ. Vấn đề bao hàm trong đó là lợi nhuận, thông qua các tập đoàn, một lần nữa chảy vào các nước có nền kinh tế phát triển.  Điều đó có nghĩa là tiềm năng của những quốc gia này hàng ngày đang tiếp tục bị hút ra khỏi đất nước.  

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại, nhưng dù sao vẫn khá ấn tượng nếu so sánh với nền kinh tế của các nước đang phát triển.

Đúng vậy, trong mọi trường hợp. Nhưng đồng thời cũng khó so sánh. Trung Quốc thời điểm hiện tại là đối tác thương mại lớn nhất của 120 quốc gia. Nếu so sánh thì thấy Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất chỉ của 70 nước. Nhưng Trung Quốc phụ thuộc nặng vào xuất khẩu. Và còn chi tiết rất quan trọng nữa: sự tăng trưởng của nền kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào tín dụng. Mà mức độ phân định của tín dụng kinh tế ở Trung Quốc chắc chắn có nhiều nét đáng ngờ hơn so với ở nước chúng tôi.  Ngoài ra, cần phải nói rằng trên thị trường chứng khoán tồn tại nhiều thủ đoạn hơn là so với nước chúng tôi.

Có phải nền kinh tế Nga đang trên đường hồi phục?

Hiển nhiên. Hiện nay không thể so sánh Nga với Brazil hay là Nam Phi nữa. Giá dầu đối với Nga có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Quả thực thời gian gần đây sự ràng buộc quá mức vào loại giá này hầu như không giảm bớt. Nhưng có thực tế là Nga đóng vai trò rất quan trọng, bởi Nga giữ lập trường được suy tính kỹ về chính sách đối ngoại, tích cực thúc đẩy giao thương với các nước khác, và nhờ đó công việc của Nga trên thị trường cũng đã được cải thiện ít nhiều.  

Thế  còn về Brazil, nơi chính lúc này đang diễn ra Thế vận hội?

Thời điểm hiện nay Brazil đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của 100 năm nay. Đất nước đã ba năm ở tình trạng suy thoái kinh tế, thu nhập thực tế tuột dốc tự do, tỷ lệ thất nghiệp là 11%, và tất cả những vấn đề xã hội này không phải là phát sinh vô căn cứ. Nhờ Olympic mà thực tế xã hội chỉ tốt đẹp hơn chút ít. Hiện trạng kinh tế ở Brazil rất xa với chuẩn mực.  

Các quốc gia BRICS đã thành lập ngân hàng riêng. Phải chăng ngân hàng này đang dần đứng vững?

Đúng, ngân hàng đang từng bước phát triển, người Mỹ đã bắt đầu theo dõi nó một cách ngờ vực. Vấn đề là ở chỗ, New Development Bank hoạt động trong khuôn khổ hệ thống đồng USD và vì nó phục tùng hệ thống này. Ta không nên quên rằng hệ thống tài chính toàn cầu vẫn là hệ thống đồng USD, còn tổ chức duy nhất trên thế giới có quyền in tiền USD là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Người Mỹ trong những năm gần đây thực sự đã khuất phục được cả thế giới.

Liệu có thể tách khỏi kinh tế tài chính Mỹ và lập ra thứ ngoại tệ hàng đầu khác?

Đó là điều mà người Mỹ đang cố gắng hết sức để ngăn chặn. Đã có những nỗ lực để thoát ra khỏi hệ thống này, rồi kết cục một cách đẫm máu. Saddam Hussein chẳng hạn, đã muốn bán dầu của nước mình không phải lấy USD mà lấy đồng euro. Muammar al-Gaddafi cũng từng muốn lấy vàng thay cho tiền tệ dự trữ. Điều đó  dẫn đến thực tế là cả hai nhân vật đều không còn trên đời này.  Nói cách khác, người Mỹ không từ cái gì để bảo vệ hệ thống của họ. 

Nga cũng đang cố gắng một lần nữa cùng với Thổ Nhĩ Kỳ tạo lập hành lang kinh tế riêng…

Đúng vậy, các quá trình phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ đang thu hút chú ý. Các Tổng thống Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan tại cuộc gặp gần đây đã thỏa thuận rằng các thanh toán trong thương mại hai chiều của hai nước cần tiến hành bằng đồng  rúp và đồng lira. Thỏa thuận đó là lời tuyên chiến với Hoa Kỳ, tương tự như những gì mà Saddam Hussein và Muammar Gaddafi đã làm trong quá khứ. Tôi quan tâm là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала