Kết quả của G-20: Chuyển đổi của Putin trở thành xu hướng trong nền chính trị thế giới

© AP Photo / Alexei Druzhinin/ Sputnik, Kremlin PoolTổng thống Nga Vladimir Putin ở Hàng Châu
Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hàng Châu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Hàng Châu Trung Quốc vừa kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G-20, câu lạc bộ gồm các nước phát triển và đang phát triển có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian này tại Hàng Châu, đã không xảy ra đột phá nào.

Mặc dù hội nghị thượng đỉnh có mức độ và tầm quan trọng như vậy, nhưng những cuộc gặp mặt đều có tên gọi cụ thể "bên lề", tức là trên đường chạy vội vã, và có đặc điểm là chủ đề thảo luận đều ở dạng rút gọn. Trong khi đối với những giải pháp quan trọng cần chuẩn bị cho đàm phán một cách kỹ lưỡng. Nhưng đối với Nga, sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt và mối quan hệ với phương Tây trở nên phức tạp, những hội nghị cấp cao G-20 trong hai năm qua là một cách để xác định: hiện nay mối quan hệ giữa Matxcơva và phương Tây đang ở ở mức nào trong chính cấp độ nguyên thủ quốc gia. Với ý nghĩa này,  việc so sánh ba hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất ở Bristone, ở Antalya và Hàng Châu trở nên rất thú vị.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Vladimir Putin về chính trị thế giới và Nga

Hội nghị thượng đỉnh Úc ở Bristone đã diễn ra ngay sau khi tiến hành các biện pháp trừng phạt chống Nga. Mặc dù sự chú ý đến điều này không đặc biệt sắc bén, thái độ với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi đó có dấu ấn lạnh lẽo. Nhưng một năm sau ở Antalya Thổ Nhĩ Kỳ, đã có những thay đổi rõ ràng: tảng băng tính đoàn kết của phương Tây chống lại lệnh cấm vận đã dịch chuyển. Không ai dỡ bỏ lệnh trừng phạt, nhưng nhiều người bắt đầu hiểu rằng, họ đã không đạt được mục tiêu của mình. Và sau những hoạt động chống khủng bố ở Syria, thì giọng điệu của các phương tiện truyền thông thế giới đột ngột thay đổi. Ví dụ, Financial Times, đã viết về việc chuyển đổi "ông Putin" trở thành một trong những nhân vật chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới. Vậy đối với Tổng thống Putin và nước Nga, kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần này tại Trung Quốc là gì?

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu khoa học chính trị tạp chí Nga "Expert" Sergei Manukov, xu hướng  biến Nga thành một đồng minh cần thiết và quan trọng của phương Tây trong năm nay không yếu đi, mà ngược lại chỉ tăng thêm:

Trong ba ngày ở Hàng Châu, Tổng thống Nga Putin đã gặp gỡ nguyên thủ của 10 quốc gia: Pháp, Đức, Vương quốc Anh. Không cần kể ra hết các nước, chỉ cần nói về Hoa Kỳ. Cuộc họp của hai Tổng thống Obama và Putin đã được tổ chức theo sáng kiến ​​của phía Mỹ. Và, theo ý kiến ​​của tôi, hội nghị thượng đỉnh ở Hàng Châu cuối cùng đã thiết lập cân bằng quyền lực trên thế giới, trong mọi trường hợp, cho mùa thu năm 2016 này. Bây giờ thậm chí bất kể một người hoài nghi hay những kẻ gièm pha Nga đều thấy rõ: lệnh trừng phạt thực sự đã thất bại, hơn nữa cuối cùng chưa biết chúng gây thiệt hại cho ai nhiều hơn. Đồng thời, tất cả  đều  nhận thức rõ ràng hơn rằng, những  vấn đề toàn cầu không thể giải quyết được nếu không có Nga. Điều đó đã rõ ràng hai năm trước đây, nhưng bây giờ nó đơn giản đã trở thành điều diễn ra trước mắt tất cả mọi người. Và có lẽ sau kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại Trung Quốc  điều này sẽ không còn là lý thuyết nữa, mà trên thực tế  phương Tây dần dần quay trở lại với quan hệ như trước khi xảy ra lệnh cấm vận với Nga.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Asia Times: theo dõi trận poker giữa Nga và Mỹ, Tokyo đặt cược vào Matxcơva

Sau hội nghị thượng đỉnh ở Trung Quốc, báo Asia Times đã cảm nhận chuyển đổi cái nhìn về Tổng thống Putin và nước Nga. Tờ báo công nhận rằng, sau chiến tranh lạnh, kết thúc tính thù địch lẫn nhau giữa Matxcơva và Tokyo vẫn có một số mức độ ảo tưởng. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe một phần nào đó đã xóa bỏ được tình trạng này. Hiện nay, Tokyo  đã  sẵn sàng triển khai  hợp tác kinh tế quy mô lớn với Matxcơva, cho dù vẫn còn "điểm chết" trong vấn đề quần đảo Kuril. Báo Asia Times nêu rằng, Trung Quốc tiếp tục gia tăng quân sự và kinh tế và mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Matxcơva và Bắc Kinh là những yếu tố chính trong việc chuyển đổi  quan hệ Nga-Nhật. Và đó cũng  là do sự chia rẽ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và sự suy yếu chung ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phải chăng Thủ tướng Abe đã quyết định tăng cường quan hệ với Nga chỉ vì lý do điều kiện địa chính trị thiếu thuận lợi đối với Tokyo? Tất nhiên là không. Nhiều khả năng, thủ tướng Nhật Bản là người đầu tiên từ các đối tác phương Tây của ông đã định hướng được rằng, hợp tác thực sự và cùng có lợi sẽ mang lại cho người Nhật và Nga  nhiều hữu ích hơn sự khác biệt kéo dài hàng chục năm nay.

Trong những ngày gần đây, tín hiệu tương tự cũng đến từ các nghị sĩ châu Âu. Người đứng đầu PACE Pedro Agramunt trong các cuộc họp chung với lãnh đạo nhiều nhóm chính trị lớn ở Matxcơva đã muốn có cuộc đối thoại cởi mở và thẳng thắn với Nga để khôi phục hợp tác mang tính xây dựng trong khuôn khổ Hội đồng Châu Âu. Liệu điều đó có nghĩa là "chuyển đổi của Putin" đã trở thành xu hướng chính trị thế giới hay không?  Hội nghị thượng đỉnh G-20 tiếp theo sẽ chứng minh điều đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала