Vì sao Việt Nam không vội ngả vào vòng tay Obama với TPP?

© AFP 2023Nguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quốc hội Việt Nam không kết cấu vào chương trình nghị sự của phiên họp kế tiếp nội dung phê chuẩn hiệp ước về thành lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia đã ký kết hồi tháng Hai.

Quyết định này của Hà Nội  đã là nỗi thất vọng lớn đối với ông Barack Obama, người cho rằng tạo lập TPP là  một trong những kết quả chính của nhiệm kỳ ông làm Tổng thống. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích rằng khi thông qua một quyết định quan trọng đến như vậy, cần xem xét bối cảnh quốc tế, nhìn hành động của các quốc gia thành viên khác tham gia thỏa thuận và chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở nước Mỹ.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
Hà Nội làm hỏng kế hoạch của ông Obama

"Ban  lãnh đạo mới của Việt Nam đã thông qua quyết định rất khôn ngoan — tạm ngưng hay nói nôm na là "không cầm đèn chạy trước ô tô", không vội vàng với việc phê chuẩn một bộ tài liệu phức tạp và thiếu sự đồng nhất rõ ràng như là thỏa thuận về TPP, — chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, nhà lãnh đạo  Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga),  GS-TSKH  Vladimir Mazyrin nhận định. — Và quyết định như vậy có nguyên nhân nghiêm túc cả về mặt kinh tế và chính trị. Ở ngay nước Mỹ, trong số những đối thủ chống lại việc phê chuẩn thỏa thuận với hình thức hiện tại của nó có cả hai ứng viên chính tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ là Hillary Clinton và Donald Trump.

Một dự án đầy tham vọng nữa của Obama là ký kết Hiệp định về thương mại và thuế quan với Liên minh châu Âu, thì thực tế đã đổ vỡ thất bại, bởi người châu Âu không chấp nhận những điều kiện của Mỹ. Vì thế, Việt Nam đã quyết định không dự phần vào hàng những nước tán thành sáng kiến ​​của vị Tổng thống sắp về vườn.

Đánh giá một cách tỉnh táo, chúng ta thấy những đòi hỏi của Hoa Kỳ có tính chính trị đối với bất cứ nước nào là thành viên của Hiệp định, tích hợp trong gói các yêu cầu, — GS Mazyrin nói tiếp. — Cụ thể đó là đòi hỏi về việc thành lập hệ thống hội  đoàn thương mại mới, không tuân thủ sự chỉ đạo của Nhà nước. Điều đó khó mà hợp ý ban lãnh đạo Việt Nam.

Liên quan đến nền kinh tế thì trong khuôn khổ TPP hạ rất thấp yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đang ráo riết triển khai ứng dụng tại Việt Nam những cơ cấu động thực vật biến đổi gen, và đã được phổ biến khá rộng.  Nếu nông nghiệp Việt Nam — một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước — rồi đây sẽ dựa vào những tiêu chuẩn hạ thấp này, thì sản phẩm Việt Nam sẽ không cách gì lọt vào được châu Âu, nơi mà các thực phẩm biến đổi gien bị coi là không thể chấp nhận. Mà thị trường châu Âu vẫn tiếp tục đóng vai trò lớn đối với Việt Nam. Những sản phẩm như vậy cũng sẽ không được phép nhập vào thị trường của Liên minh kinh tế Á-Âu, mà Việt Nam đã ký thỏa thuận về Vùng thương mại tự do FTA. Có thêm một mối nguy khác. Hiệp định TPP, trong đó dự trù mức thuế  0 với nhiều sản phẩm trong khoảng thời gian rất ngắn, thực tế sẽ  dẫn đến thị trường mở toang. Điều này có thể gây tác hại cho nhiều ngành trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những ngành non trẻ, chẳng hạn như chăn nuôi gia súc.

Không ngẫu nhiên mà việc phê chuẩn Hiệp định về TPP kéo dài suốt hai năm. Ban lãnh đạo mới của Việt Nam khi tiếp quản vấn đề lơ lửng này đã quyết định thận trọng để có thời gian suy tính kỹ lưỡng, xem Đối tác xuyên Thái Bình Dương liệu có cần chăng cho Việt Nam nếu vẫn trong hình thức như là ông Barack Obama đã thấy, — chuyên gia Nga kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала