Chuyên gia: Lời kêu gọi của chính trị gia Áo thừa nhận Crưm là của Nga khá lộ liễu

© AP Photo / Ronald ZakHeinz-Christian Strache
Heinz-Christian Strache - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Đức Welt am Sonntag, nhà lãnh đạo Đảng Tự do đối lập của Áo (APS) Heinz-Christian Strache đã kêu gọi công nhận Crưm là thành phần của Nga.

Theo ông, việc bán đảo thống nhất với Liên bang Nga "đã là một thực tế chính trị." Ông Strache nói rằng việc Crưm thống nhất với Nga thể hiện ý chí của đa số dân bán đảo. Ngoài ra, ông cho rằng "Crưm luôn luôn là của Nga và bị Khrushchev tách ra khỏi Nga một cách bất hợp pháp".

Đồng thời nhà lãnh đạo APS nhấn mạnh rằng các nước phương Tây đã thể hiện tiêu chuẩn kép trong việc công nhận tính hợp pháp của vụ thống nhất bán đảo với Nga. "Hãy nhìn vào Kosovo, tại đó cũng đơn phương tuyên bố độc lập và rõ ràng là trái với luật pháp quốc tế, nhưng EU cũng  Hoa Kỳ không ai phản đối, còn trong trường hợp này họ lại áp dụng cách tiếp cận kép", — ông Heinz-Christian Strache nói.

Chủ tịch tổ chức ái quốc Nhật Bản Issuy Kai Mitsuhiro Kimura tại Crưm - Sputnik Việt Nam
Chính trị gia Nhật Bản tố Mỹ gây sức ép với Crưm

Giáo sư Lev Klepatsky của Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng lời kêu gọi của ông Heinz-Christian Strache khá lộ liễu.

"Điều đó cho thấy rằng ở châu Âu, đặc biệt là ở Áo có những người tỉnh táo, không biến thực tế Crưm thống nhất với Nga thành chuyện rùm beng chính trị. Đây là sự công nhận rằng việc thống nhất bán đảo Crưm đã diễn ra một cách dân chủ, trên cơ sở pháp lý, bởi quyền tự quyết của nhân dân bán đảo", — ông Lev Klepatsky nói trên đài phát thanh Sputnik.

Theo ông, dần dần các chính trị gia châu Âu khác cũng sẽ đi đến sự nhận thức như vậy.

Tổng thống Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: Crưm đã không bị xâm lấn, bán đảo trở lại phù hợp với luật pháp quốc tế

"Nước chảy đá mòn. Ở đây, dần dần  nhưng tự nhiên, quan điểm này bắt đầu chiếm ưu thế, không chỉ trong dư luận mà trong quan điểm chính thức của giới cầm quyền. Châu Âu đang bắt đầu cảm thấy mệt mỏi bởi chính sách đối đầu mà các nước phương Tây gây ra ở Nam Tư, ở Kosovo, ở những nơi khác. Trong mọi lúc họ luôn tìm kiếm bất kỳ lý do nào để làm cho cuộc sống châu Âu mất bình ổn. Nhưng mọi người bắt đầu nhìn thấy những con sóng xung đột xuất phát từ đâu", — ông  Lev Klepatsky kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала