Căn cứ quân sự nước ngoài quan trọng như thế nào đối với Nga?

© Sputnik / Grigory Sisoev / Chuyển đến kho ảnhCác thủy thủ tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng "Peter Đại đế" tại buổi đón đoàn đại biểu chính thức ở thành phố cảng Tartus, Syria.
Các thủy thủ tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế tại buổi đón đoàn đại biểu chính thức ở thành phố cảng Tartus, Syria. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Gần đây, Nga đã công bố ý định thiết lập một căn cứ hải quân thường xuyên ở Tartous, Syria.

Các thủy thủ tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế tại buổi đón đoàn đại biểu chính thức ở thành phố cảng Tartus, Syria. - Sputnik Việt Nam
Ở Syria nói về những gì liên quan đến việc thành lập căn cứ hải quân Nga tại Tartus
Nga cũng đã chuyển đến Syria hệ thống tên lửa phòng không S-300 để đảm bảo an ninh cho căn cứ. Liên quan đến vấn đề này, bình luận viên của MIA "Rossiya segodnya" và "Sputnik" Alexandr Khrolenko đã viết:

Từ quan điểm thuần túy quân sự, các căn cứ quân sự nước ngoài đảm bảo an toàn của các tuyến đường biển chính, nâng cao hiệu quả chiến đấu và tính ổn định chiến đấu  của hạm đội, cho phép phân bổ hiệu quả lực lượng hải quân trên các đại dương. Và, tất nhiên, làm cho khu vực khủng hoảng và hướng nguy hiểm tiềm năng trở nên dễ tiếp cận hơn.

Từ góc độ địa chính trị, việc các căn cứ hải quân có mặt ở nước ngoài — không chỉ cho thấy vị thế quan trọng của đất nước. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế bền vững và khai thác an toàn các nguồn tài nguyên biển, cũng như công cụ quân sự và ngoại giao để tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế.

Trong nhiều năm, Hải quân Liên Xô đã đóng căn cứ tại Syria và Ai Cập. Các thiết bị quân sự của Liên Xô và sau đó là của Nga đã hoạt động ở Cuba và Việt Nam. Nga từ lâu đã rút khỏi căn cứ ở Ai Cập, từ năm 1972 và đầu những năm 2000  đã đóng lại căn cứ tại Cuba và Việt Nam. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây đã chứng minh một lần nữa: tốt hơn hết Nga đừng hy vọng vào "hợp tác" với phương Tây,  mà nên tin tưởng vào sức mạnh riêng của mình. Cụ thể là, sự hiện diện của Hải quân và Lực lượng Không quân vũ trụ Nga tại các khu vực khác nhau trên thế giới.

Vì vậy, hướng đầu tiên — Trung Đông và Địa Trung Hải.

Kể từ năm 1977, điểm cung ứng hậu cần (PMTO) cho đội tàu của Hải quân Nga đã hoạt động ở Tartus, Syria. Tuy nhiên, khái niệm giữa PMTO và căn cứ có sự khác biệt lớn. Điểm cung ứng hậu cần cho phép cung cấp nhiên liệu và nước ngọt cho các tàu thuyền, bổ sung nguồn  thực phẩm, tiến hành sửa chữa thường xuyên. Còn căn cứ  — đó là mức độ hoàn toàn khác về khả năng và về an ninh. Trong tình hình đổi mới của mình, căn cứ Tartus cho phép sử dụng những khả năng của Hải quân Nga ở khu vực Địa Trung Hải một cách hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng sau khi đổi mới cho phép cả tàu chiến lớn, tàu ngầm và máy bay hải quân cùng trú đóng trong một thời điểm.

Hướng thứ hai — Mỹ (cả châu Mỹ và châu Mỹ La tinh).

Trung tâm vô tuyến điện tử ở Lourdes, Cuba, nằm cách 250 km ngoài khơi bờ biển của Hoa Kỳ, đã được mở ra vào năm 1967.  Khả năng của các thiết bị cho phép tiến hành hoạt động tình báo vô tuyến khá hiệu quả  trên toàn bộ chiều sâu lãnh thổ của "đối thủ tiềm năng".

Штаб-квартира Государственного департамента США - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc Nga đặt căn cứ tại Việt Nam và Cuba là "vấn đề chủ quyền"

Vào năm 2000, cơ sở này bị đóng cửa. Tuy nhiên, đáp lại động thái hòa bình của mình, Nga  phải đối mặt với các căn cứ quân sự của NATO và  hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu! Không còn cách nào khác, Matxcơva bắt đầu các cuộc đàm phán với Havana về việc nối lại hoạt động của trung tâm  Lourdes. Vào tháng 6 năm 2014, thỏa thuận đã phần nào hình thành định dạng. Hơn nữa, cơ sở quân sự mới hồi phục của Nga tại Cuba không nhất thiết phải trở nên giống như cũ. Ngoài ra, từ Lourdes có thể phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự (VTS) với các nước châu Mỹ Latinh dễ dàng hơn.

Và cuối cùng, hướng thứ ba — Thái Bình Dương

Như nhà bình luận của MIA "Rossiya segodnya" Alexandr Khrolenko đã viết:  Vịnh Cam Ranh, một vịnh nằm sâu trong đất liền và kín  gió có tầm quan trọng chiến lược đối với tàu thuyền trên các tuyến đường biển giữa vùng Viễn Đông (Nga) và Vịnh Aden, khi cần rẽ vào để nạp nhiên liệu.

Vào năm 1979, Liên Xô đã nhận được quyền sử dụng điểm cung ứng hậu cần Cam Ranh miễn phí trong vòng 25 năm. Sau hai thập kỷ hoạt động, việc sử dụng cảng Cam Ranh của Nga đã hết hạn. Tuy nhiên, phương Tây đã xem bước đi có dấu hiệu hòa bình này như một biểu hiện yếu thế, và Nga đã trở lại bờ biển Việt Nam. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã thống nhất các điều kiện cùng có lợi của việc sử dụng Cam Ranh. Sự hiện diện "Xe tăng bay" IL-78 của Nga (để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược), sửa chữa và bảo trì tàu ngầm của Nga, thủ tục đơn giản để tàu hải quân Nga nhập cảng tại Cam Ranh — là những điều khoản của thỏa thuận giữa hai chính phủ, theo đó Nga có quyền sử dụng các thiết bị quân sự.Tại Cam Ranh có thể thường xuyên hiện diện khoảng 10 tàu chiến,  tàu sân bay tên lửa chiến lược có thể đồn trú, và cả các máy bay trinh sát, vận tải. Đáp lại điều này, Liên Bang Nga sẽ phát triển xây dựng ở  Việt Nam cơ sở hạ tầng của trung tâm quốc tế đảm bảo cho tàu dân sự và  quân sự.

Những tàu Nhật ở Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam loại trừ sự xuất hiện các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ đất nước
Từ vịnh Cam Ranh đến đảo Guam — khoảng 4 000 km. Tất nhiên, người Mỹ bắt đầu lo ngay ngáy và đánh giá sự hiện diện của Hải quân và lực lượng Không quân vũ trụ Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương  như là một động thái biểu dương lực lượng. Bình luận viên MIA "Rossiya segodnya" Alexandr Khrolenko nhận xét, " các chuyến bay dài của máy bay Nga Tu-95 đến gần đảo Guam, đối với ai đó có vẻ là sự "biểu dương lực lượng". Trên thực tế, việc đối kháng của Nga đối với các áp lực chính trị quân sự của Mỹ đã đáp ứng mối quan tâm của nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.

Học thuyết Hải quân của Nga đã nhấn mạnh tầm quan trọng về sự có mặt thường xuyên của đất nước này ở các đại dương trên thế giới — như ông Alexandr Khrolenko đã viết trong phần kết luận. — Các căn cứ này tăng thêm khả năng hoạt động độc lập của sự hiện diện. Tuy nhiên, không giống như đối tác Hoa Kỳ, học thuyết Hải quân Nga không mang tính đặc thù dân tộc riêng biệt hay bày tỏ thái độ thực dụng với các nước láng giềng.

 

P.S. Dựa vào tuyên bố gần đây của ông Lê Hải Bình, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Việt Nam về các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của đất nước, "Sputnik" nhấn mạnh:  Cam Ranh là căn cứ của Việt Nam. Còn Nga chỉ có quyền sử dụng cơ sở hạ tầng của nó, chứ không hơn.

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала