Việt Nam: Nhập khẩu than của ai đắt nhất thế giới?

© Ảnh : PixabayThan
Than - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Báo Dân trí có bài phản ánh tình hình nhập khẩu than vào Việt Nam, trong đó có than từ Nga.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam về tình hình nhập khẩu các mặt hàng trong 9 tháng qua, cả nước đã nhập 10,5 triệu tấn than, trị giá khoảng 654 triệu USD, tăng mạnh nhất trong các mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam, khoảng 147% về lượng và 82% về giá.

Nga là nước thứ hai trong tốp 4 nguồn cung cấp than cho Việt Nam nhập khẩu (sau Australia), cùng với Indonesia và Trung Quốc.

Đáng chú ý là Trung Quốc là nước cung cấp than ít nhất cho Việt Nam (đứng thứ 4 trong số 4 nước nói trên) tuy nhiên, giá than của Trung Quốc trung bình cao hơn nhiều so với các nước đó.

Atomexpo-2016 - Sputnik Việt Nam
4 gram Uranium hay 400 kg than?

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 1,4 triệu tấn than Trung Quốc, trị giá 119 triệu USD (tính bình quân là khoảng 85 USD/tấn). Trong đó, riêng tháng 9/2016, nhập khoảng 77.800 tấn, trị giá 9 triệu USD (tương ứng giá 115 USD/tấn).

Trong khi đó, Australia là nước cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam thời gian qua với 3,2 triệu tấn, tổng giá trị tương đương 203 triệu USD (bình quân khoảng 63,4 USD/tấn), thấp hơn 20 USD/tấn so với giá than của Trung Quốc. Tháng 9/2016, than nhập từ Australia về Việt Nam vào khoảng 188.000 tấn, giá bình quân đạt 10 triệu USD, tương đương khoảng 53 USD/tấn, thấp hơn một nửa so với giá than nhập tháng 9/2016 của Trung Quốc là hơn 115 USD.

Nước cung cấp than lớn thứ 2 cho Việt Nam là Nga, 9 tháng qua cung cấp hơn 3,1 triệu tấn than cho Việt Nam, đạt kim ngạch hơn 195 triệu USD (bình quân khoảng 63 USD/tấn), vẫn rẻ hơn nhiều so với than Trung Quốc. Trong tháng 9/2016, than Nga nhập về Việt Nam vào khoảng 240.000 tấn, đạt kim ngạch gần 16 triệu USD (giá than bình quân 66 USD/tấn).

Thị trường cung cấp than lớn thứ 3 cho Việt Nam là Indonesia, 9 tháng qua đạt 2 triệu tấn, với kim ngạch 196 triệu USD (bình quân là khoảng 45,3 USD/tấn). Trong tháng 9/2016, Việt Nam nhập hơn 236.000 tấn than Indonesia, kim ngạch đạt hơn 10,9 triệu USD (giá bình quân là 46 USD/tấn).

Hiện, theo Tổng cục Hải quan, về chủng loại than nhập khẩu có nhiều loại như than antraxit, than cám, than nâu, than cốc (than mỡ). Các thị trường cung cấp than chất lượng cao cho Việt Nam như than Antraxit, than cốc (mỡ) là Nga, Australia, Trung Quốc và Nhật Bản có giá cao hơn, riêng Indonesia chủ yếu cung cấp các loại than cám nên giá thấp.

Được biết, sau khi Chính phủ Việt Nam chỉ đạo kiểm soát chặt việc nhập khẩu than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ, lần lượt hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là Formosa và Vedan (tại Đồng Nai) đồng loạt kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan xin tự đứng ra nhập than về chạy nhiệt điện.

Theo lý giải của các công ty này, than Việt Nam không phù hợp với trình độ công nghiệp và thiết bị của họ, mặt khác, họ không biết được pháp luật Việt Nam quy định phải ký hợp đồng nguyên tắc với một đầu mối nhất định, không muốn nhập than thông qua Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty Đông Bắc để nhập khẩu than.

Theo con số chính thức, năm 2015, cả nước chỉ nhập khẩu hơn 500.000 tấn than, mục tiêu đến năm 2020, TKV cho biết sẽ phải nhập than từ 20 — 30 triệu tấn để phục vụ các nhà máy điện. Tuy nhiên, tốc độ nhập than năm 2016 hiện được cảnh báo tăng quá nhanh, do đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất khai thác trong nước của TKV.

Một số liệu đáng chú ý là theo bảng cập nhật về chỉ số giá hàng hóa trên thế giới của Trung tâm Dữ liệu hàng hóa Thương mại Quốc tế (Hoa Kỳ) từ đầu năm đến hết tháng 7/2016 giá than xuất khẩu trung bình của thế giới chỉ ở ngưỡng từ 50 — 54 USD/tấn, mức giá thấp nhất so với thời điểm từ tháng 1/2015 và chỉ tháng 9/2015 mới thực sự tăng trở lại gần 72 USD/tấn. Tuy nhiên, đơn giá than từ Trung Quốc xuất sang Việt Nam tính đến hết tháng 9/2016, đắt hơn so với đơn giá trung bình cùng kỳ ở các thị trường châu Á, châu Âu và châu Úc đang áp dụng.

Lắp ráp lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Beloyarsk - Sputnik Việt Nam
Mặt trời, gió và nước thay cho dầu mỏ, khí đốt và than đá

Việc giá than Trung Quốc cao bất thường so với giá bình quân của các loại than trên thế giới đã và đang là mối lo lớn bởi hiện đang có 3 nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, 2 và 3 đều do Tổng thầu Trung Quốc hoặc có vốn vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc tham gia. Việc có mặt các nhà thầu Trung Quốc và vốn ngân hàng Trung Quốc sẽ chi phối về mặt công nghệ, với những công nghệ hao tốn nhiên liệu, đồng thời quá trình vận hành có thể phụ thuộc hợp đồng nguyên liệu từ các đối tác của Trung Quốc ký với chủ đầu tư.

Ngoài ra, ở một số khu công nghiệp, khu luyện cán thép như Formosa đều có những nhà máy nhiệt điện chạy công suất nhỏ, thay vì nhập than từ trong nước, các doanh nghiệp này đã tiến hành nhập than từ Trung Quốc. Các chuyên gia kinh tế đang đặt dấu hỏi về hiện tượng này có phải là một hình thức của chuyển giá hay không bởi nếu nhập từ Trung Quốc, với mức giá cao như trên doanh nghiệp sẽ không có lãi.

 

Nguồn: dantri.com.vn

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала