Nên cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc như thế nào?

© AP Photo / Seth WenigHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga và Hoa Kỳ đều phản đối bất kỳ thay đổi về thủ tục áp dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Các đại diện của Matxcơva và Washington nhất trí cho rằng, cần phải giữ nguyên công cụ chính trị này để tìm ra giải pháp cân bằng. Tuy nhiên, các đại diện của Anh và Pháp không đồng ý với điều đó, họ cho  rằng, quyền phủ quyết đang được sử dụng không phải để tìm kiếm thỏa hiệp mà chỉ vì lợi ích của một số quốc gia. Đồng thời tất cả các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đều ủng hộ sáng kiến cải tổ cơ quan này, mặc dù chưa có tìm được giải pháp thống nhất.

Sau đây là ý kiến của chuyên gia Mikhail Neyzhmakov, người đứng đầu Trung tâm Phân tích chính sách quốc tế của Viện nghiên cứu quá trình toàn cầu hoá và các phong trào xã hội:

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Nga và Hoa Kỳ cùng phản đối hạn chế quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

"Ý tưởng về hạn chế quyền phủ quyết được thảo luận trong một thời gian dài. Ngay từ năm 2013, nhà lãnh đạo Pháp Francois Hollande đề xuất sáng kiến: Nếu 50 quốc gia thành viên LHQ đệ trình lên HĐBA đơn khiếu nại trong các tình huống mà theo ý kiến của họ có ghi nhận tội diệt chủng hoặc tội ác chiến tranh, thì các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an từ chối sử dụng quyền phủ quyết về vấn đề này. Đây là một biện pháp khá nhẹ nhàng. Mặt khác, có một phong trào khá tích cực đòi bãi bỏ quyền phủ quyết tại Liên hợp Quốc. Rõ ràng là một số thành viên thường trực của Hội đồng bảo an không chấp nhận phương án này. Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ bị mất nhiều hơn Nga trong trường hợp này. Số liệu thống kê từ năm 1990 về số lần sử dụng quyền phủ quyết cho thấy rằng, Hoa Kỳ đã sử dụng quyền này 16 lần, Nga — 13 lần," — ông Mikhail Neyzhmakov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nga tiếp tục ủng hộ ý tưởng mở rộng thành phần Hội đồng Bảo an để cơ quan này có tính chất đại diện rộng rãi hơn nhờ sự tham gia của các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Theo chuyên gia Mikhail Neyzhmakov, Mỹ sẵn sàng ủng hộ ý tưởng gia tăng số lượng thành viên thường trực và không thường trực trong Hội đồng Bảo an. Nhưng, họ chỉ ủng hộ sự gia tăng "khiêm tốn":

"Ý tưởng này đã xuất hiện từ lâu. Trên thực tế, tình hình thế giới đã thay đổi kể từ khi thành phần Hội đồng Bảo an được mở rộng lần thứ cuối cùng (hồi những năm 1960), đã xuất hiện những cầu thủ mới trong chính trị quốc tế, họ đang nổi lên. Ví dụ, vào những năm 60 Ấn Độ và một số quốc gia khác không đóng một vai trò lớn như hiện nay. Rõ ràng là bây giờ những nước này phải có đại diện tại Hội đồng bảo an. Sớm hay muộn điều đó sẽ xảy ra,"-  nhà phân tích tin chắc như vậy.

Nếu nói về nhiệm vụ duy trì uy tín của Liên Hợp Quốc, theo ý kiến ​​của Mikhail Neyzhmakov, không chỉ riêng nước Nga phải tập trung nỗ lực:

"Trong vấn đề này nỗ lực của một nước là không đủ, cần phải có nỗ lực tập thể của các thành viên chủ chốt trong Liên Hợp Quốc. Uy tín của Liên Hợp Quốc sẽ tăng lên nếu các nước tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nếu các thành viên chủ chốt của Liên Hợp Quốc sẽ thỏa hiệp với nhau, chứ không phải thúc đẩy những giải pháp phục vụ lợi ích của riêng mình như Washington thường làm. "

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала