Việt Nam và Cuba - hai đất nước cùng chí hướng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamВенок у кубинского посольства в Ханое
Венок у кубинского посольства в Ханое - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự ra đi của ông Fidel Castro đã có phản ứng trên khắp thế giới. Có thể có những thái độ khác nhau đối với ý thức hệ và quan điểm chính trị mà nhà lãnh đạo Cuba trung thành suốt đời.

Nhưng, không ai nghi ngờ rằng, Fidel Castro là một người yêu nước chân chính, một chính khách xuất sắc, nhà hùng biện tuyệt vời, nhà hoạt động chính trị để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong lịch sử Mỹ Latinh mà còn trong lịch sử thế giới.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro: Một người nổi tiếng thay đổi thế giới - Sputnik Việt Nam
"Nhân loại khao khát công lý": Fidel Castro nhìn nhận thế giới như thế nào (Ảnh)

          Dưới thời Fidel Castro Cuba đã phát triển tích cực các mối quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tất nhiên, vì khoảng cách xa và mức độ phát triển kinh tế, hai nước không thể thiết lập sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng, về mặt chính trị, có chú ý đến cân bằng quyền lực toàn cầu vào cuối thế kỷ 20, hai nước luôn luôn giữ lập trường thống nhất. Đặc biệt là trong những năm đó, cả hai nước đã phải đối phó với các mối đe dọa và thách thức từ bên ngoài tương tự như nhau, phải vượt qua những vấn đề nội bộ rất giống nhau. 

 Trả lời phỏng vấn của Sputnik Việt Nam, nhà bình luận phân tích quân sự, Đại tá Lê Thế Mẫu nhấn mạnh, Fidel Castro dành tình cảm rất đặc biệt đối với Việt Nam:

                            

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giám đốc Viện Nghiên cứu Lịch sử Đảng CS Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà cũng chia sẻ ấn tượng của mình về lãnh tụ Fidel Castro trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 1973:

                  

Theo ý kiến của Giáo sư sử học Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg, Cuba và Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt. Chính ông đã chứng kiến:

      "Trong thời gian thực tập ngôn ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90, tôi, cùng với hàng ngàn người Việt Nam đã chào đón ông Fidel Castro bay đến Việt Nam với chuyến thăm hữu nghị chính thức. Đó là một biểu hiện của tình yêu mến chân thành và nồng nhiệt. Mọi người chạy xuống đường, giao thông bị tê liệt. Tôi khó có thể tưởng tượng bất kỳ nhà lãnh đạo nước ngoài khác có thể được đón chào như vậy ở Việt Nam trong những năm đó,"- Giáo sư Kolotov cho biết.

  Việt Nam và Cuba có chế độ chính trị rất giống nhau, ông Vladimir Kolotov nói. Cả hai nước đã vượt qua chặng đường dài đầy khó khăn trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do. Tuy nhiên, sau sự tan rã của  Liên bang Xô viết, Việt Nam đã có thể hội nhập hệ thống chính trị và kinh tế thế giới. Và trong quá trình nhập vào hệ thống quan hệ mới, Việt Nam không hy sinh các lợi ích quốc gia. Bằng các biện pháp ngoại giao Việt Nam đã đạt kết quả: Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại và kinh tế. Việt Nam đang đi theo con đường hội nhập khu vực, đang thực hiện thành công cuộc cải cách kinh tế. Giáo sư Kolotov nêu một ví dụ:

Посол Кубы во Вьетнаме Эрминио Лопес Диас и генсек Компартии Вьетнама Нгуен Фу Чонг в кубинском посольстве в Ханое - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tổ chức Quốc tang ông Fidel Castro ngày 4-12

 "Gần đây, tôi đã so sánh GDP của Ukraina và Việt Nam trong năm 1992 và năm 2015. Năm 1992, GDP của Ukraina là cao hơn gấp hai lần so với GDP của Việt Nam. Trong năm 2015, GDP của Việt Nam là cao hơn gấp hai lần so với GDP của Ukraina. Kết quả đạt được nhờ việc bảo vệ lợi ích quốc gia bằng tất cả mọi cách. Từ năm 1990 đến năm 2015 nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm. Đây là một tấm gương tốt cho tất cả các nước. Và kinh nghiệm của Việt Nam có thể rất hữu ích cho Cuba. Mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam sẽ giúp Cuba tìm kiếm những biện pháp ngoại giao để Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận kinh tế, giúp hội nhập kinh tế thế giới và phát triển nền kinh tế của đất nước mà không hy sinh  nền độc lập dân tộc và những thành quả của cuộc cách mạng. Tôi nghĩ rằng, các đồng chí Việt Nam có thể tư vấn giúp cho các đồng nghiệp Cuba. Cuba nên phát triển quan hệ kinh tế công bằng với các nước khác, điều đó phục vụ lợi ích của tất cả các nước."

  Nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nói về mối quan hệ Việt Nam —Cuba như sau:

 "Tôi đã ở thăm Cuba vào năm 1965, khi đó tại Habana đã tổ chức Hội nghị quốc tế "Tricontinental" với sự tham gia của các đoàn đại biểu từ nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, kể cả đoàn đại biểu Việt Nam. Tôi đã chứng kiến ​​những biểu hiện của tình bạn chân thành và sự hiểu biết giữa người Cuba (cả các nhà lãnh đạo của đất nước cũng như những người dân bình thường) và người Việt Nam ".

Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Grigory Lokshin đã làm việc trong Ủy ban ủng hộ các dân tộc Đông Dương của Liên Xô. Trong khuôn khổ hoạt động xã hội này, ông thường giao tiếp với các đại diện của Cuba:

 "Trong quá trình chuẩn bị các hoạt động quốc tế lớn về Việt Nam, ví dụ, hội nghị Stockholm về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, phía Cuba luôn tích cực tham gia. Và chúng tôi, các đại diện của Liên Xô, cũng như các đại diện của miền Bắc Việt Nam và lực lượng yêu nước của miền Nam, luôn tìm thấy một ngôn ngữ chung với những người Cuba, nhận được sự ủng hộ đầy đủ của họ. Sau đó, tôi đã có nhiều cuộc gặp với người Cuba ở Matxcơva, cũng như tại một số diễn đàn quốc tế khác nhau. Chúng tôi (cả người Nga, người Cuba và người Việt Nam) đã có mối quan hệ rất thân thiện, có cái nhìn chung về các vấn đề quốc tế", — ông Grigory Lokshin nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала