Việt Nam: Những ca mổ từ Hà Nội được truyền đến 18 điểm cầu trên thế giới

© Flickr / Yun Huang YongQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam là một trong 57 nước tham gia vào hệ thống truyền trực tiếp các ca phẫu thuật khó đến các điểm cầu trên nhiều quốc gia.

Đó cũng là là tinh thần được trao đổi nhất trí qua Hội nghị khoa học Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi — Nội soi toàn quốc năm 2016, Hội nghị Y học từ xa Châu Á lần thứ X (ATS 2016) — các ca phẫu thuật sẽ được trình diễn đến các điểm cầu trên nhiều quốc gia để có sự chia sẻ kinh nghiệm.

Như GS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết, các ca phẫu thuật đặc biệt tại Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108 sẽ được truyền trực tiếp tới 18 điểm cầu của các nước trong khu vực châu Á.

Theo GS Giang, việc thảo luận từ xa qua hình ảnh trực tuyến đã trở nên vô cùng phổ biến trên thế giới. Hiện nay đã có 57 nước (trong đó có Việt Nam) với hơn 500 bệnh viện tham gia vào hệ thống này.

Cách làm này cũng là thực tế đã được áp dụng ở Việt Nam. "Với thế giới, chúng ta học hỏi được kinh nghiệm, còn trong nước, hệ thống thảo luận từ xa có thể kết nối từ bệnh viện trung ương tới các bệnh viện tuyến tỉnh, vùng sâu vùng xa, thậm chí đã kết nối tới các trạm y tế biển đảo như đảo Trường Sa, Bạch Long Vĩ. Đã có nhiều trường hợp nhận được sự tư vấn từ tuyến trung ương qua hệ thống này và mang lại hiệu quả điều trị rất tốt", — TS Giang nói.

Chính vì vậy, một định hướng của Bộ Y tế Việt Nam là đẩy mạnh phát triển y học từ xa. Bộ Y tế đã thành lập các bệnh viện vệ tinh và cấp kinh phí để các bệnh viện hạt nhân kết nối y học từ xa. Bệnh viện Việt Đức có sự kết nối với 20 bệnh viện vệ tình. Hàng tuần, giữa các bệnh viện có sự trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm mổ trực tiếp để thị phạm, giảng dạy, chia sẻ các ca bệnh khó tới các bệnh viện, các tỉnh.

Cũng tại hội nghị này, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng Khoa phẫu thuật tim mạch — lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ về các ca phẫu thuật ghép tạng từ người cho chết não tại Việt Nam.

Theo đó, từ năm 2010 đến 2016, tại Việt Nam đã có 31 người chết não hiến đa tạng nhưng mới chỉ có 16 trường hợp được ghép tim đơn thuần và 1 ca ghép tim — thận. Do bị động khi chờ nguồn tạng hiến, nên có 4 trường hợp phải tìm gấp người nhận sau khi có người cho, 2 ca người nhận gặp người cho ngẫu nhiên.

Cũng trong thời gian này có 6 bệnh nhân tim tử vong do không tìm được người cho phù hợp vời có tới 15 trường hợp từ chối ghép tim sau khi giải thích.

Theo PGS Ước, về kỹ thuật các bác sĩ đã làm chủ, đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong vận chuyển nguồn tạng để có thể ghép những ca vô cùng đặc biệt, tạng được bảo quản, vượt hàng nghìn cây số từ Nam ra Bắc để ghép cho người bệnh. Nhưng khó khăn nhất vẫn là nguồn tạng hiến, đặc biệt là với ghép tim phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hiến chết não.

Tính đến thời điểm này Việt Nam đã có 16 cơ sở y tế có khả năng lấy, ghép mô tạng hiệu quả và tiến hành ghép thành công 1.281 ca ghép thận. 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 8 ca ghép tuỷ, 1 ca ghép khối thận, tuỵ và 1 ca ghép khối tim phổi.

 

Nguồn: dantri.com.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала