Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc

© Ảnh : Office of the Prime Minister of Indiachuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân
chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng cường quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, các công việc trên đảo san hô ở vùng Biển Đông, số phận của ngành năng lượng hạt nhân Việt Nam, các mối nguy cơ đe dọa vựa lúa lớn nhất của Việt Nam - đồng bằng sông Cửu Long, thành công của nền kinh tế Việt Nam, những bài học mà Hoa Kỳ và Úc rút ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam.

Phải chăng Việt Nam đang liều chọc giận Bắc Kinh khi nạo vét ở Biển Đông? - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Việt Nam đang liều chọc giận Bắc Kinh khi nạo vét ở Biển Đông?
Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế xuất hiện trong những ngày gần đây. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài."

Các phương tiện truyền thông quốc tế tập trung chú ý tới thông tin của Reuters về các công việc bồi đắp bãi cạn mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện trên đảo Đá Lát (Ladd Reef) ở phía Tây quần đảo Trường Sa. Tuy hiện chưa rõ mục đích của công trình nói trên là gì, nhưng, các nhà phân tích cho rằng, các công việc bồi đắp bãi cạn có thể báo hiệu cho những công trình quy mô hơn tại các đảo khác của Trường Sa. Chuyên gia Greg Poling từ Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng, đảo Đá Lát có thể đóng một vai trò nhất định để bảo vệ những hòn đảo gần đó, nơi mà Việt Nam đang mở rộng một phi đạo và xây các nhà chứa máy bay mới. "Việt Nam biết rằng, họ không thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng, Việt Nam muốn cải thiện khả năng của mình để kiểm soát nước láng giềng phía Bắc," ông Poling nói.

Chủ đề đối đầu với Trung Quốc cũng được phản ánh trong các bài viết trên báo chí Ấn Độ về quá trình tăng cường quan hệ Việt Nam-Ấn Độ. "Một trong những nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh giữa Delhi và Hà Nội là sự lo ngại trước áp lực từ phía Trung Quốc ở Biển Đông", tờ The Pioneer viết trong bài báo về kết quả cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng quốc phòng hai nước và thỏa thuận về việc Ấn Độ sẽ đào tạo phi công Việt Nam. Tờ The Economic Times đăng tải những tài liệu trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Như dự kiến, theo kết quả chuyến đi này hai bên sẽ ký kết các thỏa thuận rất quan trọng đối với cả hai nước, bao gồm thỏa thuận về sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ sẽ ký Thỏa thuận khung cho hợp tác về nguyên tử hòa bình
Việc Việt Nam từ chối kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân và hậu quả của quyết định đó là chủ đề của một bài báo được đăng tải trên tờ "Bulletin of Atomic Scientists". Bài báo nói chi tiết về thái độ của các nhà chức trách Việt Nam đến năng lượng hạt nhân đã thay đổi như thế nào: từ kế hoạch xây dựng 10 nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030 đến quyết định trì hoãn vô hạn định sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Tờ báo viết: "Quyết định tạm đình chỉ sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân ở Việt Nam cho thấy những rủi ro đáng kể liên quan không chỉ đến việc khởi động lại quá trình này trong tương lai, mà còn đến mối quan hệ đối tác kinh doanh và nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều quan trọng là nên duy trì các cơ cấu tồn tại hiện nay có liên quan đến năng lượng hạt nhân, để các tổ chức này chuyển hướng hoạt động trong ngành công nghiệp và y học có sử dụng năng lượng hạt nhân, nên giữ gìn các chuyên gia đã được đào tạo để làm việc tại nhà máy điện hạt nhân. Và, cuối cùng, nên tiếp tục nỗ lực để công chúng cuối cùng chấp nhận năng lượng hạt nhân, mà ngành này không thể thiếu cho sự phát triển bền vững trong tương lai".

Một trong hai vựa lúa lớn nhất của Việt Nam — đồng bằng sông Cửu Long — đang đối mặt với nguy cơ tử vong, tờ The Washington Times viết. Biến đổi khí hậu, mực nước biển đang dâng lên và chất thải công nghiệp có thể gây ra những hậu quả không thể đảo ngược, đây là mối nguy cơ đe dọa môi trường sinh thái của vựa lúa lớn nuôi dưỡng 20 triệu người ở khu vực phía Nam Việt Nam và là một trong những nguồn lúa gạo nguyên liệu cung ứng cho xuất khẩu, mà hiện nay Việt Nam chiếm một phần năm thị trường gạo toàn cầu. Tuy nhiên, nguyên nhân  chính của tình trạng này là sáu đập thủy điện mà Trung Quốc đã xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong, các đập này làm thay đổi nghiêm trọng dòng chảy, kết quả là tình hình hạn hán thiếu nước và xâm nhập mặn vào sâu đất xảy ra thường xuyên hơn. Các chuyên gia nhận xét rằng, một mối đe dọa đáng kể cho vùng đồng bằng là hoạt động của các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Trung Quốc, chẳng hạn như nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Lee & Man. Sau thảm họa tại Nhà máy thép Formosa thuộc Tập đoàn Nhựa Formosa của Đài Loan, các nhà hoạt động xã hội và doanh nghiệp Việt Nam kêu gọi kiểm tra và đánh giá tác động tiềm năng của nhà máy này đối với môi trường.

Báo chí thế giới ghi nhận sự tiến bộ trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Tờ The Business Times của Singapore viết, thị trường hàng không Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Vietnam Airlines đã vận chuyển 20 triệu lượt khách, mà đây là con số kỷ lục, và dự báo tăng trưởng lưu lượng hành khách thêm 10% trong năm tới. Mức sống của người dân đang tăng lên và hãng hàng không có kế hoạch tăng thêm chuyến bay trên một số đường bay quốc tế và trong nước, thuê và mua các máy bay hiện đại nhất. Theo dữ liệu của Bloomberg, công ty truyền thông và công nghệ lớn nhất Việt Nam — "FPT Corporation" có kế hoạch chi 100 triệu USD để mua lại một số doanh nghiệp tại Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông
Bloomberg cũng viết về phần đóng góp của Việt kiều vào nền kinh tế Việt Nam. Năm ngoái lượng kiều hối gửi về đã đạt con số 13,2 tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số này đã tăng thêm 900% kể từ năm 2000. Tờ báo cũng viết về dự án "500 start-up ở Silicon Valley", trong khuôn khổ dự án này các nhà khoa học trẻ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT — người Mỹ gốc Việt — đang trở về đất nước mà cha mẹ của họ đã chạy trốn từ đó. Họ sẽ giúp sự phát triển công nghệ cao.

Tờ "USA Today" giới thiệu loạt phim tài liệu 18 giờ về cuộc chiến tranh Việt Nam, bộ phim do các nhà làm phim Mỹ quay. Ở Hoa Kỳ chiến tranh Việt Nam đã gây ra sự chia rẽ lớn hơn bất kỳ cuộc xung đột khác, và sau mấy thập kỷ vẫn gợi lên cảm giác cay đắng. Tờ báo Úc "Herald Sun" nhắc nhở về các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Úc chống lại sự viện trợ cho Mỹ trong những năm 70 đã dẫn đến việc rút quân Úc khỏi Việt Nam.

Liệu Cuba có thể làm theo tấm gương của Việt Nam?— tờ Washington Examiner nêu câu hỏi. Tác giả bài báo viết về chuyến đi Việt Nam, về những thành công của nền kinh tế thị trường trong khi duy trì ý thức hệ Cộng sản và bày tỏ hy vọng rằng, trong mấy chục năm tới, một mô hình tương tự có thể xuất hiện ở Cuba.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала