Không phải ai cũng thích hùng biện cứng rắn của Duterte về cuộc chiến chống tội phạm

© AFP 2023 / Dean.KRodrigo Duterte
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính sách hùng biện cứng rắn của Tổng thống Philippines trong cuộc chiến chống lại bọn buôn bán ma túy đã gây tranh cãi trong nước.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Ông Duterte thừa nhận đích thân đã giết các nghi phạm gây tội ác
Lãnh đạo của Giáo hội Công giáo ở các địa phương và đại diện của các tổ chức nhân quyền đều cho rằng, lời kêu gọi của Rodrigo Duterte khôi phục lại án tử hình và bắn chết 5-6 tội phạm mỗi ngày là sự man rợ. Bình luận cho "Sputnik",  nhà báo Mikhail Korostikov viết.

Mới đây, Tổng thống Philippines lại một lần nữa gây sốc cho công chúng khi thừa nhận rằng, ông đã đích thân bắn chết các nghi phạm trong thời gian là thị trưởng thành phố Davao. "Tôi đã đi quanh Davao bằng xe gắn máy, tuần tra các đường phố, tìm kiếm chỗ nào có sự vụ. Tôi thực sự tìm kiếm dịp đối đầu để tôi có thể giết. Tôi đã làm như vậy chỉ để chứng tỏ với các sĩ quan cảnh sát rằng nếu tôi làm được, tại sao anh lại không?".

Đây không phải là lần đầu tiên Duterte đề cập đến kinh nghiệm cá nhân giết bọn tội phạm. Chính sự quyết tâm của ông trong vấn đề này đã từng  giúp Duterte giành phần thắng trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế tổng thống. Kể từ khi ông giữ được chức vụ Tổng thống vào mùa xuân năm 2016 đến nay, chỉ số uy tín của Duterte không bao giờ xuống dưới 70%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Vitaliano Aguirre vội vàng giải thích thêm với các nhà báo rằng, vị tổng thống đã cường điệu sự việc để gửi tín hiệu rõ ràng cho những tên tội phạm. "Chỉ là cường điệu lên thôi, tổng thống là thế," — ông nói.

Tuy nhiên, Tổ chức Ân xá Quốc tế (mà tổ chức này cũng không phải là lý tưởng — ed.) coi lời tuyên bố của ông Duterte không phải là sự cường điệu mà là dung túng cho hành vi phạm tội. "Tự hào với hai bàn tay đẫm máu, Tổng thống Duterte dung túng cảnh sát và các nhóm dân quân thực hiện thêm nhiều hành vi phi pháp mà không sợ bị đưa ra xét xử," — bản tuyên bố của tổ chức này viết. Ông Rafendi Djamin, Giám đốc tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nói thêm rằng, ông hy vọng rằng, Tổng thống sẽ ra chỉ thị điều tra các hành vi phi pháp, chứ không phải ủng hộ các hành vi đó.

Kẻ buôn bán ma túy Philippines - Sputnik Việt Nam
Philippines: Quyền mà không một nước nào khác trên thế giới có được
Chiến dịch quét sạch nạn buôn bán và sử dụng ma túy mà tổng thống  Duterte đã phát động vào tháng Sáu, đến nay ước tính đã giết chết 5.000 người. Trong số này, chỉ có 2.000 người bị bắn chết bởi cảnh sát. Phần còn lại là nạn nhân của các nhóm dân quân đã giết chết không chỉ các đại lý mà còn những người nghiện ma túy. Rodrigo Duterte nhiều lần tuyên bố rằng, ông tán thành hoạt động này và sẽ không cho phép để một người nào đó bị bỏ tù vì tội giết kẻ buôn bán ma túy. Các nhà bảo vệ nhân quyền cũng chỉ ra rằng, chiến dịch chống ma túy đã trở thành một phương tiện chấp nhận được để giải quyết bất đồng và chỉ làm gia tăng bầu không khí hỗn loạn trong nước.

Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò ý kiến, 80% người dân Philippines  tán thành các biện pháp cứng rắn trong cuộc chiến chống tội phạm. Nhưng điều này không ngăn cản các nước phương Tây sử dụng chủ đề "các biện pháp cứng rắn quá mức" như một cái cớ để hạn chế viện trợ cho Philippines. Ngày 15 tháng 12, Mỹ đã đình chỉ chương trình hỗ trợ tài chính cho Manila. Gói viện trợ trước đó (khoảng 434 triệu USD) đã được cấp vào tháng 5 năm này. Các thành viên của hội đồng Millennium Challenge Corp, cơ quan viện trợ cho chính phủ ngoại quốc của Hoa Kỳ,

kiên quyết chống lại việc tiếp tục hỗ trợ cho Philippines. Bà Molly Koscina, thư ký báo chí của tổ chức này, cho hay: "Quyết định trên phản ánh mối quan ngại lớn của Mỹ về các quy định luật pháp và quyền tự do công dân ở Philippines".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала