Chuyện thần thoại cổ tích trở thành sự thật: Thủy Tinh nổi giận với Việt Nam

© Fotolia / 22091967Việt Nam
Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng ngàn năm nay, thần Thủy Tinh cố gắng dâng nước bao quanh phần đất và miền núi của Việt Nam.

Thật đáng tiếc,  có vẻ như trong tương lai tới đây, ý định khủng khiếp của vị thần sẽ trở thành sự thật. Và không chỉ đối với Việt Nam.

Cơ sở đưa ra dự đoán này rất thực tế: khí hậu của hành tinh đang nóng lên trên toàn cầu,  số lượng cơn bão và siêu bão gia tăng, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á và vùng Caribe,  mực nước biển được quan sát từ giữa thế kỷ 19 dâng cao đáng kể. Thực tế, khi nóng lên là nước giãn nở, do đó lượng nước tăng  trong các đại dương. Lượng nước biển tăng nhiều còn do tuyết ở Canada, Greenland, Siberia, Nga tan mạnh ngày càng nhiều, do các dải băng ở Bắc Cực và Nam Cực ngày càng thu hẹp. Như các nhà khoa học ước tính, dải băng Bắc Cực tan sẽ gây ra mực nước đại dương gia tăng đến 6 mét, dải băng Greenland tan dẫn đến mực nước tăng cao thêm 7 mét, dải băng Nam Cực tan — tương ứng mục nước biển tăng 61 mét. Theo tính toán của các chuyên gia Viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu Potsdam (Đức), vào năm 2100 mực nước biển dâng toàn cầu ở mức 0,75-1,9 m.

Các vùng sau đây sẽ đứng trước nguy cơ bị ngập: Venice, Los Angeles, Amsterdam, Hamburg, St Petersburg, San Francisco, Lower Manhattan. Mực nước biển gia tăng chỉ 20 cm sẽ tước đi nhà ở của 740.000 người ở nước Nigeria ở châu Phi, đồng thời  mực nước đó sẽ nhấn chìm quốc gia Tuvalu ở vùng Thái Bình Dương. Ngay cả trong thế kỷ này, thủ đô Male trên quần đảo Maldives  ở Ấn Độ Dương  sẽ biến mất khỏi bản đồ thế giới.

Bờ biển của Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên trên hành tinh bị đe dọa ngập lụt, — ông Andrey Kuznetsov, Tổng giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Nga- Việt ở Việt Nam xác nhận. Trung tâm này cũng tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự ấm lên của khí hậu trên hành tinh của chúng ta.

Đây là vùng lãnh thổ "số không", — ông Kuznetsov cho biết — có nghĩa là 0 mét trên mực nước biển. Vì vậy, ngay cả khi có sự gia tăng nhỏ về mực nước biển có nghĩa là cả khu vực đất rộng lớn hiện nay đang sử dụng để trồng lúa ngay lập tức bị nhiễm mặn. Và rồi hậu quả một phần ven biển, nơi hầu hết dân cư tập trung và là nơi có nhiều cơ sở công nghiệp, sẽ nằm vào vùng rủi ro hoàn toàn ngập lụt.

Theo ước tính của các chuyên gia Viện nghiên cứu chính trị xã hội  thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nếu mực đại dương trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng từ 80-100 cm, thì sẽ có 7 tỉnh ven biển Việt Nam bị đe dọa ngập lụt. Khoảng 40%  đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh sẽ bị ngập. Mất diện tích lãnh thổ  Việt Nam sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế. GDP sẽ giảm 10%,  thiệt hại về thu hoạch vụ lúa  sẽ là 5 triệu tấn, 11%  nhà ở và một phần năm đường xá sẽ bị phá hủy. Sẽ cần phải tái định cư   người dân các tỉnh bị ngập lụt đến nhiều khu vực khác của đất nước, cần nhấn mạnh đó là việc cần thiết phải chuyển nơi ở  của hàng triệu người!

Nhân loại hiện thời chưa học được cách chống đỡ cơn thịnh nộ của Thủy Tinh một cách toàn diện. Về cơ bản, như hàng ngàn năm trước đây ở Việt Nam, đó là việc xây dựng hệ thống đê điều để bảo vệ. Và còn có dự án giảm lượng khí thải carbon dioxide trong không khí, sản sinh từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là các nhà máy điện than và khí đốt. Cũng như các loại khí khác gây ra từ "hiệu ứng nhà kính", bầu không khí gần như hoàn toàn truyền bức xạ của mặt trời đến trái đất, nhưng  vẫn giữ lại bức xạ nhiệt trên bề mặt trái đất. Khí nhà kính tạo thành "mái nhà kính" chụp xuống hành tinh này, và hầu hết bức xạ nhiệt của Trái đất quay ngược trở lại, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, sự nóng lên của khí hậu và làm dâng cao mực nước biển.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала