Rừng là một màn chắn bảo vệ Sơn Tinh khỏi Thủy Tinh

© Flickr / garycycles8Sơn Tinh
Sơn Tinh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kho vũ khí mà thời xa xưa Thủy Tinh từng sử dụng để chống lại Sơn Tinh không chỉ bằng những con sóng biển, mà còn có cả những cơn mưa lũ.

Màn chắn bảo vệ tự nhiên tốt nhất trước thiên tai là rừng. Trong hàng nghìn năm rừng đã thực hiện chức năng chính của mình — chuyển đổi khí hậu và đất trồng.  Bằng cách hấp thụ năng lượng quá mức của mặt trời, rừng ngăn cản cái nóng trong đất có thể gây ra hạn hán. Cấu trúc đất rừng có thể thẩm thấu lượng mưa từ khí quyển, giữ lượng  nước dư thừa của chúng.

Thật đáng tiếc, trong những thập kỷ gần đây tình hình đã hoàn toàn thay đổi, và thay đổi theo chiều hướng xấu đi ngày cành nhanh, — ông Andrey Kuznetsov, Tổng giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt xác nhận. Ông cho biết:

Lãnh thổ của Việt Nam hiện nay đang hứng chịu nạn phá rừng tàn bạo. Rừng tự nhiên  chỉ còn chiếm khoảng 13% — đó là con số quá ít cho hoạt động hiệu quả của bộ máy xử lý thay đổi khí hậu. Tất nhiên, Việt Nam có quan tâm nhiều hơn đến việc trồng rừng nhân tạo với nhiều chủng loại cây rừng và các khu vườn rừng — đó là một yếu tố tích cực. Nhưng nó không có tầm quan trọng chiến lược, bởi vì rừng tự nhiên và rừng trồng nhân tạo — là hai  khái niệm có khoảng cách khác biệt rất lớn. Để đất có thể dùng chính mình giữ lượng nước dư thừa của lượng mưa từ khí quyển thì trong cấu trúc của nó cần có động vật đất sinh sống- và chúng liên quan trực tiếp đến rừng tự nhiên.

Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chuyện thần thoại cổ tích trở thành sự thật: Thủy Tinh nổi giận với Việt Nam

Những điều gì hiện  nay đang diễn ra, ví dụ như ở miền Trung Việt Nam? Một lượng lớn nước mưa đổ xuống cao nguyên Tây nguyên. Và bởi vì ở nhiều nơi trên cao nguyên này đã không còn có rừng, nước không thể tích tụ trong cơ thể của cao nguyên, và nó đổ dốc xuống theo sườn núi xuống dòng chảy của những con sông vùng đồng bằng, gây ra lũ lụt ngày càng nghiêm trọng ở miền Trung Việt Nam. Nói cách khác — những ngọn núi không còn giống như tấm bọt biển khổng lồ để hấp thụ nước. Chúng ném nước mưa ra khỏi mình, bởi chúng đã  trở nên trơ trọi vì mất hết rừng, là môi trường tự nhiên hấp thu và giữ nước. Hậu quả là hạn hán và lũ lụt ở Việt Nam xảy ngày càng mạnh và thời gian diễn ra ngày càng dài.

 Giảm diện tích rừng là vấn nạn có tầm quan trọng chiến lược mà mọi khả năng về khoa học và hành chính của đất nước cần phải được tập trung tham gia giải quyết vấn đề đó, — ông Kuznetsov nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала