Quan hệ Nga - EU: Liệu có lối thoát khỏi tình trạng bế tắc?

© Sputnik / Vladimir Sergeev / Chuyển đến kho ảnhQuốc kỳ Nga, EU
Quốc kỳ Nga, EU - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mối quan hệ Nga-EU đang trải qua giai đoạn, nói nhẹ, không phải là tốt nhất.

 

Liệu có thể chờ đợi bất kỳ sự thay đổi tích cực trong năm 2017? Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Đại diện thường trực LB Nga tại EU Vladimir Chizhov nói về chủ đề này và những vấn đề khác. Sau đây chúng tôi đăng trích dẫn trả lời phỏng vấn của ông Chizhov.

EU - Sputnik Việt Nam
"Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với Nga là sai lầm"

Phóng viên Sputnik: Các nước EU vẫn không dịu bớt cái giọng hung hăng khi hùng biện chống Nga. Tại sao EU không có ý định cải thiện quan hệ với Nga?

Ông Vladimir Chizhov: "Mối quan hệ hiện nay giữa Nga và EU là bất thường. Đây là kết quả của chính sách thiển cận mà EU thực hiện trong quan hệ với Nga, chính sách này phần nào do bản thân EU tạo ra, phần nào được thúc đẩy bởi… rõ ràng là ai. Tất cả điều này đã khiến chính sách Liên minh châu Âu đối với Nga lâm vào tình trạng bế tắc. Ở đây nảy ra câu hỏi: liệu các đối tác của chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm lối thoát khỏi bế tắc này? Tôi nghĩ rằng, giới tinh hoa chính trị của EU bắt đầu nhận thức được rằng, cần phải làm như vậy. Ngay sau khi EU thể hiện ý chí chính trị để thực hiện những bước đi theo hướng này, rõ ràng, Nga sẽ hưởng ứng tích cực sáng kiến như vậy".

Sputnik: Liệu chiến thắng của Donald Trump tại cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến thái độ của Nga đối với châu Âu? Liệu cuộc đối thoại giữa Washington và Matxcơva có thể thúc đẩy người châu Âu bắt đầu thương lượng với Nga? Ngoài ra, vào năm 2017 ở một số nước EU sẽ tổ chức cuộc bầu cử. Điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Nga-EU?

Chizhov: "Rõ ràng, chiến thắng của ông Trump đã có tác động mạnh nhất đến mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ. Kết quả của cuộc bầu cử đã gây bất ngờ lớn đối với  EU, ở đó mọi người đã tin chắc vào thắng lợi của Hillary Clinton. Và khi Donald Trump giành phần thắng, châu Âu cảm thấy bối rối, kể cả trong các vấn đề liên quan đến Nga. Đến nay Mỹ vẫn đi đầu trong việc gia tăng trừng phạt chống Nga. Nếu chính quyền mới của Mỹ làm giảm và dỡ bỏ lệnh trừng phạt, thì, theo tôi, chính sách cấm vận của EU sẽ không kéo dài được lâu. Theo ý kiến ​​của tôi, ở châu Âu hiện có rất nhiều người sẵn sàng xem xét lại chính sách đối với Matxcơva. Ngoài ra còn có những quá tình khá phức tạp đang diễn ra trong Cựu thế giới, và điều đó cũng có thể thúc đẩy những người châu Âu tìm cách khôi phục quan hệ đối tác với Nga."

Aleppo - Sputnik Việt Nam
LHQ không đảm bảo độ tin cậy thông tin về "tội ác của quân đội Syria” ở Aleppo
Sputnik: Một trong những "trở ngại" trong quan hệ giữa EU và Matxcơva là tình hình phức tạp ở Syria. Tại sao châu Âu không chủ trương bảo vệ lợi ích dân chủ và quyền tự do của người dân Syria mà chỉ thường xuyên cáo buộc Nga phạm tội ác chống dân thường? Thái độ như vậy đáng ngạc nhiên vì Liên minh châu Âu là một thành viên của nhóm hỗ trợ Syria…

Chizhov: "EU là một trong những người đầu tiên tham gia vào Nhóm hỗ trợ Syria quốc tế, nhưng, bây giờ hoạt động của nhóm này đã yếu hẳn đi. Lâu rồi không nghe tin tức về những hoạt động mới của cơ chế này, cũng như về cuộc đàm phán chính trị về Syria, mà Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura nên dẫn đầu. Song song với điều đó, báo chí tiếp tục có bài viết đả kích Nga. Các phương tiện truyền thông không chỉ đơn giản lan truyền thông tin sai sự thật về những gì đang xảy ra ở Syria, mà còn dàn dựng hàng loạt video và hình ảnh giả mạo về các sự kiện ở đó. Không ngẫu nhiên mà các phương tiện truyền thông phương Tây gọi chiến dịch giải phóng Aleppo khỏi các phần tử cực đoan là "sự thất thủ của Aleppo".  Ngoài ra, các phương tiện truyền thông phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử tất cả những thông tin sai sự thật. Thông tin giả được phản ánh trong lập trường chính thức của các nước thành viên EU và Liên minh châu Âu nói chung. Và lập trường này, về phần mình, thành một yếu tố cấu thành nên tư tưởng mà các nhà báo phương Tây phải tuân theo".

Sputnik: Thời gian gần đây phổ biến ý kiến ​​ rằng, sau thắng lợi của ông Trump, các dự án của chính quyền Mỹ sắp hết nhiệm kỳ — dự án tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và dự án đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị mất tinh thần cấp bách. Liệu Châu Âu có thể thể hiện sự quan tâm đến một dự án đầy tham vọng hơn — khu vực thương mại tự do "từ Lisbon đến Vladivostok"?

Chizhov: "Trong cuộc vận động tranh cử ông Donald Trump đã nói lên nhiều lời chỉ trích dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng như dự án tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương. Tôi nghĩ rằng, nếu ông làm đúng theo những tuyên bố được nói lên trong chiến dịch tranh cử (mà không có lý do để nghĩ cách khác) thì hai dự án này sẽ có số phận bi đát. Nếu nói về việc lập ra không gian kinh tế và nhân đạo thống nhất ở châu lục Á-Âu (điều này là khác hoàn toàn với khu vực thương mại tự do), thì đề xuất này vẫn nằm trong chương trình nghị sự".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала