Ai chịu trách nhiệm? Người có lỗi!

© Fotolia / Gino Santa MariaTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có vẻ là ở Việt Nam những ngày này công luận đang bận tâm tìm kiếm giải đáp cho câu hỏi hóc búa muôn đời – ai cần chịu trách nhiệm cho những sai lầm của các vị quan chức, có thể là chủ ý cũng như vô tình.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam thảo luận Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Cuộc tranh luận nóng bỏng bùng lên khi một vài vụ án oan được đưa ra công khai, đó là trường hợp các cựu tù trọng án Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long. Đã chứng minh được rằng họ vô tội, những người này đã được trả tự do, Nhà nước trả tiền bồi thường cho họ (ví dụ, trả cho ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ VND). Tại hội nghị thảo luận  cả chi tiết rằng bồi thường cho những người này như vậy là ít hay nhiều.

Thật đáng tiếc, những lỗi sai tư pháp không phải là chuyện hiếm trên thế giới. Năm ngoái, cư dân thành phố Hải Khẩu (tỉnh Chiết Giang) của Trung Quốc là Chen Man được thả ra sau 21 năm ngồi tù với bản án "nhầm" về tội giết người. Ông Chen đã buộc nhà chức trách phải bồi thường cho thời gian bị tước quyền tự do, thiệt hại về sức khỏe,  mất việc làm và những hệ lụy khác đối với ông và gia đình. Số tiền bồi thường là 2, 8 triệu nhân dân dân tệ (khoảng 420 nghìn USD).

Nhà tù - Sputnik Việt Nam
Trùng hợp giật mình trong 2 vụ án oan chấn động Bắc Giang

Ở Nga 10 năm trước có ông Evgeni Vedenin được trả lại tự do. Ông này ngồi tù 4 năm vì bị buộc tội giết người, cho đến khi cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm sát nhân đích thực. Vedenin được bồi thường 1 triệu rúp. Đây không phải là trường hợp cá biệt ở Nga, nhưng những người khác bị kết án sai nhận khoản bồi thường nhỏ hơn nhiều cho những sai sót của ngành tư pháp —  100.000, 150.000, hoặc  600.000 rúp….

Ở Tây Âu, có thể thấy thái độ nghiêm túc với vấn đề sửa lỗi tư pháp. Điển hình là trường hợp sau. Năm 2000,  Cees Borsboom ở Hà Lan bị kết án 18 năm tù vì cái chết của một bé gái. Người này bóc lịch trong tù 4 năm trước khi cảnh sát tìm được đối tượng thực sự phạm tội giết bé gái và Cees Borsboom được chứng minh là vô tội. Số tiền bồi thường cho 4 năm tù oan vượt quá 600.000 euro.  Nhưng đáng chú ý không phải là mức đền bù cao, mà là chi tiết sau:  vì những lỗi sai của hệ thống xét xử, người chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Tư pháp thời đó. Ông Donner đã bị Quốc hội  Hà Lan bãi chức.

Theo nhãn quan của tôi, bất kỳ mức bồi thường nào cho bản án oan sai giáng lên đầu một người vô tội đều không phải là thừa. Rơi vào cảnh ngục tù, con người bị tước đoạt thanh danh lương thiện, điều đó trở thành thảm kịch không chỉ riêng cho cá nhân mà cho toàn bộ gia đình và người thân. Và rất thường khi là một người sống trong tù dù chỉ thời gian ngắn, cũng đều hao mòn tổn hại sức khỏe và đến khi ra tù, thậm chí được minh oan, không phải luôn khỏa lấp được những năm tháng giam cầm đó và hồi phục khả năng nghề nghiệp cũng như nếp sống bình thường cùng gia đình.

Song hành với câu hỏi về mức tiền bồi thường, một vấn đề thảo luận không kém quan trọng là ai phải trả tiền bồi thường cho người vô tội bị kết án oan. Trong thực tế của các nước, tiền do Nhà nước, tức là lấy từ ngân sách. Ở Nga, đó là Bộ Tài chính. Hóa ra là khoản đền bù do lỗi sai của thẩm phán, điều tra viên và các quan chức thực thi pháp luật khác, lại là tiền lấy ra từ túi của người dân đóng thuế. Còn những vị đã làm sai, cùng lắm chỉ nhận chỉ trích phê bình về đạo đức hay trình độ chuyên môn, mà không phải là lúc nào cũng vậy.

Sẽ đúng đắn hơn, — theo ý kiến ​​của tôi —, là để cho những người đã phạm lỗi sai tư pháp phải gánh chịu trách nhiệm, kể cả về tài chính. Và trách nhiệm lớn hơn cả phải thuộc về những thủ trưởng cao nhất. Như trong trường hợp Hà Lan, mà chúng ta đã nhắc tới ở trên.

Nhân tiện xin nói, ý tưởng tương tự cũng đã được nêu ra gần đây tại Hà Nội trong cuộc họp bàn về tiến hành năm 2017 là Năm An toàn giao thông của Việt Nam. Đã có đề xuất về quy trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng các Bộ, ngành hữu quan về đảm bảo an toàn giao thông trong nước.

Đáng tiếc là trong cuộc họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam không xem xét dự thảo nghị định về mức kỷ luật với các cán bộ đã nghỉ hưu vì những vi phạm của họ khi còn tại vị.  Mà một quy định luật như vậy hẳn sẽ có tác dụng tăng cường trách nhiệm của quan chức  khi thực hiện nhiệm vụ của họ trước nhân dân. Nếu vị quan chức hiểu được rằng do mỗi hành động — dù là cố tình hay vô ý — sẽ đều  phải chịu trách nhiệm đến cùng, thì tôi nghĩ vị cán bộ ấy sẽ làm việc thực sự nghiêm túc, có chất lượng và đầy đủ trách nhiệm hơn.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала