Tìm giải pháp cho gần 14 triệu người Việt bị rối loạn tâm thần

© Flickr / Camdiluv ♥Con gái khóc
Con gái khóc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Báo Lao Động cung cấp thông tin đáng báo động cho rằng gần 15% dân số Việt Nam (tương đương gần 14 triệu người) mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu người mắc rối loạn tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Con số này vẫn không ngừng tăng.

Tâm thần là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay, là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật. Không những thế, tâm thần và những rối loạn tâm thần cũng là nguyên nhân của nhiều tệ nạn, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây bạo lực trong xã hội hiện nay. Thực tế cho thấy, trong nhiều vụ giết người thời gian qua thì tỉ lệ thủ phạm có biểu hiện rối loạn về tâm lí, tâm thần chiếm tỉ lệ không nhỏ. 

Một người phụ nữ trong bệnh viện tâm thần - Sputnik Việt Nam
Vì sao người tâm thần phân liệt nghe thấy có tiếng nói ở trong đầu
Nguyên nhân chủ yếu do làm việc suốt ngày đêm, áp lực công việc lớn, căng thẳng, tiêu thụ rượu bia nhiều, cách biệt giàu — nghèo, ly hôn, thất nghiệp…Tuy nhiên số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn cực kỳ thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Chưa kể số lượng bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn rất ít, cả nước có 850 bác sĩ nhưng chỉ tập trung tại tuyến trung ương và các thành phố lớn.

Để ngăn chặn sự gia tăng của bệnh tâm thần cần quan tâm đến nhiều vấn đề, một trong những điều quan trọng nhất đó là trị liệu tâm lí — bước quan trọng để ngăn chặn sự bùng nổ của bệnh tâm thần. Chúng ta đều biết, ở các nước phát triển hầu như mỗi cá nhân luôn có hai đối tượng để bảo vệ mình trong những tình huống có vấn đề họ gặp phải đó là luật sư và bác sĩ tâm lí. Song, ở Việt Nam đa số người dân không hề có khái niệm bác sĩ tâm lí. Những vấn đề mỗi cá nhân gặp phải chủ yếu là họ tự giải quyết. Có người giải quyết tích cực và vượt qua được stress nhưng cũng không ít những trường hợp giải quyết tiêu cực. Vì thế, để giải quyết những vấn đề, những trục trặc, áp lực…của mỗi người trong cuộc sống, xu hướng sắp tới của xã hội Việt Nam phải là hình thành thói quen tìm gặp bác sĩ tâm lí.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Tuyết - Sputnik Việt Nam
Các bác sĩ Việt Nam sẽ giúp trẻ em Nga mắc chứng tự kỷ
Để làm được điều này cần sự nỗ lực trước hết là nâng cao chất lượng đời sống của người dân mà chủ yếu là cải thiện điều kiện kinh tế. Khi cuộc sống còn khó khăn, phải chật vật với cuộc sống mưu sinh chạy ăn từng bữa thì việc đi chữa những bênh đau đớn thông thường còn khó thì chuyện gặp bác sĩ tâm lí chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Sau nữa là cần thay đổi cả một thói quen, nếp nghĩ đã bám rất sâu vào mỗi người đó là niềm tin, sĩ diện và định kiến. Làm sao có thể nghĩ đến chuyện gặp bác sĩ tâm lí khi người dân mở miệng ra là đã sẵn câu chửi bác sĩ rồi. Làm sao có thể gặp bác sĩ tâm lí và chia sẻ những vấn đề của cá nhân khi mà chúng ta không thể có đủ một niềm tin, một độ tin cậy nhất định. Đó là chưa kể cả khi có được niềm tin rồi thì cũng khó để vượt qua rào cản của sĩ diện và định kiến. Vì sao mình phải đi gặp bác sĩ tâm lí, cái cảm giác xấu hổ, sợ người khác thấy sẽ cho mình là người bị điên là rất đáng sợ. Do nhận thức hạn chế, đa số người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần, đánh đồng tất cả đều là "điên" mà không biết có nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu… dẫn đến tình trạng kì thị, phân biệt đối xử.

Một điều vô cùng quan trọng để giải pháp trên có thể khả thi nữa đó là đào tạo nguồn lực bác sĩ tâm lí, tâm thần. Trước hết, cần tuyên truyền sâu rộng cho mọi người thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của bác sĩ tâm lí, tâm thần và xu thế của xã hội trong tương lai. Cũng cho các em học sinh thấy đây cũng chính là một cơ hội chọn nghề nghiệp sáng suốt trong hoàn cảnh tỉ lệ thất nghiệp rất cao như hiện nay. Tuy nhiên, phần lớn học sinh chọn nghề bác sĩ đều tránh ngành học này vì điều kiện làm việc khó khăn hơn, thu nhập làm thêm cũng khó khăn hơn như trên đã nói. Trước mắt, cần có sự khuyến khích ưu đãi cho sinh viên và bác sĩ công tác trong lĩnh vực này để có sức thu hút người học. 

Có thể có nhiều giải pháp để giúp giảm bớt và ngăn chặn sự gia tăng của bệnh nhân tâm thần trên cả nước đã được đưa ra trong thời gian qua. Song, những giải pháp đó chủ yếu  để khắc phục phần ngọn còn phần gốc thì nhất thiết phải thay đổi, có sự đột phá trong nhận thức của người dân về căn bệnh này. Làm được điều này không chỉ góp phần hiệu quả để giảm số lượng bệnh nhân tâm thần mà còn góp phần hạn chế bớt những mâu thuẫn xung đột dẫn đến hành vi bạo hành trong xã hội. Điều đó cũng góp phần giúp xã hội văn minh hơn.

Nguồn: laodong.com.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала