Các nhà khoa học phát hiện bí mật cuộc sống lâu dài của nền văn minh đầu tiên ở Trái đất

© Fotolia / Sebastian Corneanucuộc khai quật
cuộc khai quật - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra lý do tại sao nền văn minh Ấn Độ nổi tiếng kéo dài vài thiên niên kỷ và có thể thích ứng với hạn hán bao trùm hết vùng thung lũng Indus, theo bài báo đăng trên tạp chí Current Anthropology.

"Sự sống còn của nền văn minh cổ xưa nhất phụ thuộc vào một yếu tố rất quan trọng — sự tiếp cận với nguồn nước. Nghiên cứu cách đại diện của các nền văn mình đó sử dụng nước có thể cho ta hiểu được làm thế nào con người thích nghi với hoàn cảnh mới, và lý do tại sao rất nhiều người tiếp tục duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp, thậm chí ngay cả khi không cần thiết phải làm như vậy", — ông Cameron Petrie từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết.

Văn minh cổ đại Bắc Mỹ - Sputnik Việt Nam
Vì sao nền văn minh cổ đại Bắc Mỹ biến mất?
Sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được trong các cuộc khai quật và thông tin về khí hậu của tiểu lục địa Ấn Độ vào thời điểm đó, các nhà khoa học nhận thấy một điểm đặc trưng chung cho tất cả các thành phố và cộng đồng của nền văn minh Harappan là tất cả đều nằm trong vùng khí hậu mùa mưa mùa hè và mùa đông chồng chéo nhau.

Theo các nhà khoa học, nhờ điều này mà nông dân Rakhigari có thể chịu đựng hạn hán định kỳ, khi mà vụ thất thu mùa hè có thể được bù đắp bằng vụ bội thu hơn vào mùa đông.

"Chúng tôi cho rằng người dân địa phương gieo trồng một loạt các loại cây trồng không phải do biến đổi khí hậu, mà xuất phát từ thực tế rằng họ đang sống trong vùng khí hậu rất đa dạng. Điều đó buộc họ phải chuẩn bị đối phó với sự thay đổi khí hậu trong tương lai và cho phép tồn tại được trong những điều kiện thường khác xa sự tồn tại của các nền văn minh khác "- ông Petrie kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала