Tàu ngầm Nga làm thay đổi chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"
Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân Việt Nam và những vấn đề của ngành du lịch, thực trạng ô nhiễm môi trường và sự hợp tác quân sự với Ấn Độ, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam và vấn đề y tế - đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong những ngày gần đây.
Quân chủng Hải quân đã tổ chức Lễ giao nhận tàu ngầm Kilo Bà Rịa - Vũng Tàu - Sputnik Việt Nam
Sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Việt Nam khi kết hợp với tên lửa Kalibr

Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tạp chí có uy tín của Mỹ The National Interest có bài viết về chiến lược mới của Việt Nam trong vùng Biển Đông. Vì có chênh lệch giữa lực lượng hải quân của Việt Nam và Trung Quốc, đến nay Hà Nội thực thi chiến lược "xua đuổi trên biển" nhằm ngăn chặn việc sử dụng biển có lợi cho đối phương. Bây giờ, sau khi được cấp sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga được trang bị tên lửa Club-S, Việt Nam sẵn sàng áp dụng một chiến lược mạnh hơn "ngăn chặn sự can thiệp." Tên lửa Club-S có khả năng bay đến tận các cảng và sân bay của Trung Quốc, chẳng hạn như căn cứ hải quân Sanya trên đảo Hải Nam, điều này làm tăng mức độ nguy hiểm của cuộc xâm lược tiềm năng mà Bắc Kinh có thể thực hiện từ phía biển, tờ báo viết. Việt Nam muốn trang bị tên lửa này cho cặp tàu hộ tống lớp Gepard thứ ba, mà Hà Nội có kế hoạch mua từ Nga. Chiến công của Hạm đội Caspian phóng thành công các quả tên lửa Club-S tấn công vào các chiến binh ở Syria đã gây ấn tượng mạnh với Hà Nội, tạp chí The National Interest cho biết.

Tên lửa phòng không Ấn Độ Akash - Sputnik Việt Nam
Vì sao Trung Quốc lo sợ tên lửa Ấn Độ ở Việt Nam?
Mặc dù các nhóm khách du lịch từ Trung Quốc chiếm đa số trong lượng du khách nước ngoài vào Việt Nam, nhưng, họ không phải luôn luôn được đối xử tốt, kênh tin tức Singapore Channel NewsAsia nhận xét. Hôm thứ Năm, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam xin lỗi công dân của họ mà họ nói đã bị cán bộ biên phòng Việt Nam đánh khi không chịu đưa tiền. Bộ Ngoại giao Việt Nam đang nghiên cứu các tình tiết của vụ việc này.

Tờ The Economist có bài viết với nội dung đáng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng đối với Việt Nam của tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tờ báo viết về những tổn hại gây ra cho môi trường, thủy sản và ngành du lịch do tai nạn tại nhà máy thép Formosa, viết về nước thải công nghiệp bị đổ vào các sông, hồ, về sương mù dày đặc ở Hà Nội, về sự gia tăng của bệnh ung thư vì bị ngộ độc chì chủ yếu từ đường nước uống có nhiễm chì. Mặc dù pháp luật Việt Nam trở nên "xanh" hơn, các nhà chức trách nên áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để bảo vệ môi trường, tờ báo ghi chú.

Báo Hindustan Times có bài về cuộc đàm phán với Việt Nam về cung cấp tên lửa tầm ngắn đất đối không cho Việt Nam. Nếu cuộc đàm phán đạt được thành công, thì đây sẽ là lần đầu tiên Ấn Độ chuyển giao vũ khí cho một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á — một thị trường mà New Delhi muốn tiếp cận trong tương lai gần.

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Không ai có thể đuổi kịp Việt Nam!
Như mọi khi, các phương tiện truyền thông nước ngoài rất quan tâm đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tờ Bloomberg đăng tải bài phân tích về việc Việt Nam có ý định thực hiện những biện pháp nào để bù đắp những mất mát từ việc Mỹ rút khỏi TPP. Việt Nam hoạt động tích cực hơn các nước khác trong các giao dịch thương mại, nhờ đó nước này có thể phân tán rủi ro, tác giả bài báo viết. Như dự kiến, ​​đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8 — 10%, nội dung này được phản ánh trong bài viết trên tờ The Star. Việt Nam đặt ra mục tiêu vào top 50 nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu trên thế giới. Tờ báo viết về những biện pháp cụ thể của Việt Nam để đặt được mục đích này. Ví dụ, Việt Nam bắt đầu xây dựng 116 nhà kho để lưu trữ hàng nhập khẩu và xuất khẩu dọc biên giới với Campuchia và Lào, tờ The Phnom Penh Post viết. Việt Nam sẽ gửi kỹ sư đi làm việc tại Hàn Quốc, nhân viên y tế đi làm việc tại Nhật Bản và Đức, những chuyên gia trình độ cao sẽ đi làm việc tại Slovakia, Cộng hòa Séc và Israel. Đây là một trong những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp, mà ở Việt Nam hơn một triệu người không có việc làm, tờ News Ghana cho biết.

Điểm cuối cùng trong tổng quan báo chí là vấn đề bảo vệ sức khỏe. Trong năm 2016, ở Việt Nam số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue đã tăng 25% so với năm trước, lên tới hơn 122 nghìn trường hợp. Tờ Outbreak News Today  kể lại về các triệu chứng của bệnh này, là bệnh do vector truyền qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh.  Hãy cẩn thận với bệnh này!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала