Việt Nam: Liệu các nhà kinh tế và các nhà khoa học có thể đồng ý với nhau?

© Sputnik / Alexandr KryazhevRosatom
Rosatom - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Việt Nam sẽ không có nhà máy điện hạt nhân vì lý do kinh tế. Song, số phận dự án Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân ở Việt Nam ra sao? Gần đây vấn đề này đã được thảo luận tại Hội thảo khoa học tại Hà Nội.

 Vấn đề là ở chỗ: ngay từ năm 2011, Nga và Việt Nam đã ký thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng một trung tâm như vậy. Như đã dự kiến, phía Nga sẽ cung cấp khoản vay nhà nước ưu đãi cho mục đích này.

Lễ khởi công xây dựng tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Tập đoàn TH True Milk tại tỉnh Kaluga - Sputnik Việt Nam
Ở Nga doanh nhân Việt Nam có lợi thế so với đồng nghiệp từ các nước khác
Theo kế hoạch Việt Nam sẽ có một trung tâm đa chức năng. Trước hết, trung tâm sẽ phụ trách đào đạo và nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp của các chuyên gia ngành công nghiệp hạt nhân. Thứ hai — sẽ thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học cả cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân và an toàn bức xạ dành cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và y học. Thứ ba — sẽ sản xuất đồng vị phóng xạ cho ngành y học hạt nhân, sẽ phân tích chất lượng nước ngầm, đất đá và quặng cho ngành khai thác mỏ, sẽ thực hiện các cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học vật liệu.

Theo kế hoạch một số hợp phần của Trung tâm sẽ được đặt tại Hà Nội. Và hợp phần chính của dự án sẽ được bố trí xung quanh lò phản ứng nước áp lực nghiên cứu mới sẽ thay thế lò phản ứng cũ đã được Mỹ xây dựng tại Đà Lạt. Đại diện "Rosatom" tại Việt Nam, ông Andrey Stankevich cho biết:

"Lò phản ứng hạt nhân cũ ở Đà Lạt sắp hết khả năng hoạt động, nó đã được xây dựng vào năm 1965, và ngay cả sau khi được hiện đại hóa với sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô nó có tuổi thọ trên 35 năm. Theo các chuyên gia lò phản ứng này có thể tiếp tục hoạt động trong vòng 5 —10 năm tới. Công suất của nó là 500 kW. Theo dự án, để thay thế lò phản ứng cũ sẽ xây dựng lò phản ứng với công suất 10 MW, có triển vọng tăng đến 15 MW. Rosatom đã tích lũy những kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực xây dựng những cơ sở tương tự. Các công nghệ của Nga đã được sử dụng trong quá trình xây dựng hơn 120 lò phản ứng nghiên cứu ở nhiều nước".

năng lượng gió - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vượt Nga trong đánh giá năng lượng mới của Ngân hàng Thế giới
Các chuyên gia Việt Nam đang xem xét những địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới ở miền Nam. Thời gian cần thiết cho việc thiết kế và xây dựng toàn bộ Trung tâm khoa học là 5-7 năm tùy theo số lượng và chất lượng của các phòng thí nghiệm.

Hồ sơ thiết kế cơ sở Dự án Trung tâm đã được giới thiệu tại Hội thảo ở Hà Nội. Kết quả cuộc thảo luận cho thấy rằng, các chuyên gia hạt nhân của Việt Nam thấy rõ sự cần thiết  phải thành lập Trung tâm. Họ đã dẫn ra lý luận khoa học và kỹ thuật chứng tỏ rằng, ở Việt Nam nên xây dựng một trung tâm như vậy. Đặc biệt là sau khi có quyết định dừng dự án năng lượng hạt nhân: trong điều kiện mới này Trung tâm sẽ giúp Việt Nam duy trì thẩm quyền của mình trong ngành công nghiệp hạt nhân. Các chuyên gia hạt nhân hiện có ở Việt Nam và những chuyên gia tương lai đang được đào tạo tại các trường đại học sẽ có khả năng vận dụng kiến thức của mình tại các phòng thí nghiệm củaTrung tâm.

Tuy nhiên, kết quả thảo luận tại hội thảo cho thấy rõ rằng, số phận của Trung tâm phụ thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước. Dự án xây dựng Trung tâm có giá trị khá cao, không ít hơn 400 triệu USD. Trong khi đó, dự án này dù có các hoạt động ứng dụng, nhưng sẽ không bù đắp số tiền đầu tư đã bỏ ra. Và các cơ quan kinh tế của Việt Nam đang phân tích, thẩm định dự án này có xu hướng xem xét nó dưới góc độ nhà đầu tư và góc độ của nhà tài trợ. Thời gian sẽ cho thấy liệu các nhà kinh tế và các nhà khoa học có thể đồng ý với nhau.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала