Ý kiến: "Mối đe dọa Nga" trên biển? Các chuyên gia Anh đã sa đà

© Sputnik / The courtesy of the Russian Navy's Information and PR ServiceTuần dương hạm “Peter Đại đế”
Tuần dương hạm “Peter Đại đế” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga có thể phong tỏa sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu hoặc sự điều động lực lượng Mỹ đến khu vực, nếu NATO không tăng cường kiểm soát trên Bắc Đại Tây Dương và xem xét lại chiến lược hải quân.

Hạm đội mới của Putin có thể làm tê liệt châu Âu - Sputnik Việt Nam
Daily Mail: Hạm đội mới của Putin có thể làm "tê liệt" châu Âu
Đó là ý kiến được nêu trong một báo cáo trình bày tại Học viện Quân sự Hoàng gia (RUSI) ở London.

Báo cáo "NATO và Bắc Đại Tây Dương: Khôi phục an ninh tập thể"  được lập bởi nhóm các chuyên gia quân sự, trong đó có cựu tư lệnh NATO James Stavridis (2009-2013), đề cập tới các khía cạnh cạnh tranh giữa quân đội NATO và Nga ở Bắc Đại Tây Dương.

"Nếu NATO không kiểm soát hiệu quả Bắc Đại Tây Dương hay ít nhất là giữ khả năng ngăn chặn Nga tiếp cận hàng hải khu vực, thì Nga có thể phong tỏa hoặc cản trở sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu," — tài liệu nói.

Các tác giả báo cáo lưu ý rằng, mọi biện pháp đối phó Nga của NATO cho đến nay mới được thực hiện "trên mặt đất và trên không", nhưng liên minh chưa tăng cường cho các cấu phần hải quân.

Trước đó vào tháng Hai, các chuyên gia thuộc một trung tâm khác — chi nhánh London của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (IISS) — đã nhắc nhở trong báo cáo thường niên về chất lượng sẵn sàng chiến đấu cao của Các Lực lượng vũ trang Nga, chú ý đến sự thay mới không ngừng các vũ khí trong quân đội.

Nga, NATO - Sputnik Việt Nam
"NATO hành động trên biên giới với Nga nhằm áp đặt chương trình nghị sự đối đầu"
Báo cáo của IISS cũng nhắc Nga đang nỗ lực áp dụng rộng rãi những vũ khí hiện đại nhất. Đặc biệt, các tàu chiến và tuần dương hạm chủ chốt ở Bắc Cực được trang bị tên lửa Kalibr. Các chuyên gia IISS tin rằng, phương Tây đánh mất vị trí tiên phong trong loạt lĩnh vực quốc phòng.

Nhiều lần Moskva từng nhấn mạnh việc Nga không bao giờ tấn công bất kỳ quốc gia NATO. Như Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có nói, NATO nhận thức rõ là Moskva không có kế hoạch tấn công ai cả nhưng vẫn khai thác lý do này để bố trí thêm thiết bị và tiểu đoàn gần biên giới Nga.

Phó Giáo sư Nikolai Topornin, Ban Luật pháp châu Âu trường MGIMO Bộ Ngoại giao Nga cho biết ý kiến và không loại trừ rằng, mục đích chính của những báo kiểu như vậy là nhằm kích động chống Nga.

"Thường thì các công trình đều được trả thù lao. Có lẽ, báo cáo này không phải ngoại lệ. Câu hỏi khác ở đây là liệu bản báo cáo khách quan đến đâu và người soạn có uy tín hay không? Nếu người này đã cố gắng dựng một bức tranh khách quan thì là một lẽ. Nhưng nếu ngay từ đầu lại muốn tìm cách hù dọa và thêu dệt chuyện hoang đường. Theo tôi trường hợp này rất giống phương án thứ hai. Đơn giản, người ta đã đặt ra nhiệm vụ trình bày Nga như bên đang vi phạm những tiêu chuẩn chiến lược, tăng cường sự hiện diện quân sự kể cả hải quân và có thể tạo ra những mối đe dọa," — ông Nikolai Topornin nói với đài Sputnik.

tàu tuần dương Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov - Sputnik Việt Nam
Năm 2017 Sevflot đảm bảo sự hiện diện của Nga trong các đại dương thế giới
Nhà nghiên cứu Nga không loại trừ thật tế các chuyên gia tham gia soạn báo cáo của RUSI đã không nắm đủ kiến ​​thức về quân sự.

Còn nói về tổng thể quan hệ Nga-NATO, theo chuyên gia thì xây dựng hợp tác là điều cần thiết. Tuy nhiên, nỗ lực hướng tới đối thoại của phương Tây hieẹn chỉ ở cấp độ những phát biểu hùng biện.

"Lâu nay, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã phát biểu rằng, bất chấp những mâu thuẫn nhất định trong quan hệ Nga-NATO, cần thiết duy trì các liên lạc, tập trung nỗ lực vào những vấn đề có thể cùng nhau giải quyết — ví dụ, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Quả đúng là cần duy trì những liên lạc như vậy. Giữa chúng ta thực tế không có những vấn đề nghiêm trọng về chiến lược — chúng ta chưa bao giờ chiến đấu với NATO và tôi hy vọng, sẽ không xảy ra điều đó trong tương lai. Mặt khác, từ miệng các nhà lãnh đạo thế giới đã phát ra không ít những mong muốn — xây dựng liên lạc, thiết lập hợp tác — nhưng đáng tiếc là thực tế chưa vượt xa được những lời phát biểu ấy," — ông Nikolai Topornin kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала