Việt Nam thực sự chỉ có 2 tỷ phú đôla?

© Fotolia / Andrey BurmakinNhà kinh doanh bỏ tiền vào túi
Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes chính thức công nhận Việt Nam có 2 tỷ phú đôla, tuy nhiên dư luận cho rằng con số chưa phản ánh đầy đủ bức tranh giới siêu giàu Việt.

ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Đông Âu là đất làm giàu của các tỷ phú Việt?
Tạp chí Forbes vừa công bố cập nhật danh sách những người giàu nhất thế giới. Lần đầu tiên Việt Nam có 2 tỷ phú đôla là ông Phạm Nhật Vượngbà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Người giàu Việt trong tương quan khu vực

Nếu so với các nước trong khu vực, con số 2 tỷ phú đôla được Forbes công nhận của Việt Nam là rất nhỏ.

Các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á đều có nhiều hơn 10 tỷ phú đôla được Forbes công nhận như Singapore với 21 tỷ phú, Thái Lan và Indonesia cùng có 20 tỷ phú, Philippines có 14 tỷ phú và Malaysia có 12 tỷ phú.

Đây là những nền kinh tế mạnh hơn Việt Nam nhưng tương quan giữa GDP và số lượng tỷ phú các nước trên với Việt Nam đều đang "vênh" khá nhiều. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, GDP các nước trên gấp Việt Nam khoảng 1,5-2 lần, GDP trên đầu người ngoại trừ Singapore (gấp khoảng 25 lần) đều chỉ gấp Việt Nam 1,5 đến 5 lần nhưng số lượng tỷ phú USD lại vượt trội so với Việt Nam. 

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vượt được Brunei, Lào, Campuchia và Myanmar về số lượng tỷ phú đôla, khi các nước còn lại chưa có đại gia nào được Forbes ghi nhận. 

Điều đặc biệt trong danh sách tỷ phú đôla của ASEAN mà Forbes công bố là khu vực có duy nhất một nữ tỷ phú và là người Việt Nam. 

Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam
Forbes nói gì về nữ tỷ phú có khối tài sản khổng lồ của Việt Nam?
Đại diện Forbes Việt Nam, bà Nguyễn Lan Anh cho rằng nếu xét tổng thể các nước trong khu vực, tỷ lệ này của Việt Nam còn rất thấp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tỷ phú Việt Nam trong danh sách này cũng phần nào cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây.

Bên cạnh 2 tỷ phú tự thân Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Thị Phương Thảo tại Việt Nam, Forbes cũng ghi nhận 1 tỷ phú gốc Việt trong danh sách; đó là ông Hoàng Kiều, với tài sản ròng được định giá là 2,6 tỷ USD. Ông hiện sống tại Mỹ và được Forbes ghi nhận trong danh sách các tỷ phú của Mỹ.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam còn nhiều tỷ phú ẩn mình, chưa công khai tài sản thực sự. 

Bức tranh giới siêu giàu Việt

Năm 2014, tổ chức chuyên nghiên cứu thống kê tài sản của giới siêu giàu trên thế giới là Wealth-X và Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) từng cho biết Việt Nam có tới 210 cá nhân thuộc giới siêu giàu thế giới, với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD. Trong đó có 2 tỷ phú USD với tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD.

Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của tổ chức tư vấn Knight Frank của Anh, Việt Nam hiện có 200 người có tài sản trên 30 triệu USD trở lên, tăng 32 so với năm 2015 và 50 so với năm 2014. 

Nhóm siêu giàu này tăng mạnh, gấp 3,2 lần trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006 đến 2016. Việt Nam là nước có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới về số lượng người siêu giàu. So với năm trước, số lượng người siêu giàu Việt Nam đã tăng 1,7 lần, theo Knight Frank. 

Tổ chức này còn dự báo nhóm những người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng lên con số 540 vào năm 2060, trong khi số lượng triệu phú sẽ ở mức 38.600 người.

chứng khoán - Sputnik Việt Nam
Khám phá khối tài sản ‘kỳ lạ’ của người nhiều tiền nhất sàn chứng khoán Việt
Tuy nhiên, theo Knight Frank, Việt Nam hiện chỉ có 1 tỷ phú đôla, và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 3 người trong thập kỷ tới. 

Đại diện Forbes Việt Nam, bà Lan Anh cũng cho rằng Việt Nam có thể sẽ có nhiều hơn 2 tỷ phú trong danh sách mà Forbes công bố nếu thông tin về tài sản của họ được minh bạch.

"Có không ít doanh nhân Việt Nam sở hữu khối tài sản giá trị lớn nhưng để đánh giá cụ thể không phải là việc dễ dàng", bà nói.

Theo bà, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa với kinh tế thị trường từ hơn 30 năm qua, và đặc biệt hơn 20 năm qua chứng kiến những đổi thay khá lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Đây cũng là khoảng thời gian đủ dài để nhiều doanh nhân tích lũy được tài sản.

Bà Lan Anh lý giải một trong những lý do chính là vì các doanh nghiệp họ quản lý vẫn chưa niêm yết. Nhiều người trong số họ sở hữu các khối tài sản là bất động sản, mà định giá đất đai luôn là bài toán hóc búa.

Nhiều doanh nghiệp đã niêm yết thì tìm cách ẩn tài sản thông qua nhiều lớp công ty holdings. Trong khi đó, cơ chế công bố thông tin tại thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ chặt chẽ để khiến cho họ công khai cổ phần thông qua các lớp công ty đó.

 

Nguồn: Zing.vn

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала