Người lính Lê dương trở thành người anh hùng trong Kháng chiến chống Pháp

© Ảnh : Janine Platon Skrzhinskiy
Platon Skrzhinskiy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiếc máy bay đầu tiên quân du kích Việt Nam có được là vào năm 1947, cho dù trong một thời gian rất ngắn. Trên chiếc máy bay ấy có một người Nga đã đến với quân du kích, ông đã từng phục vụ trong đội quân Lê dương của Pháp.

Cuốn sách cũ - Sputnik Việt Nam
Các tài liệu lưu trữ để lại cho người dân Việt Nam bị thất lạc đi đâu?
Lần đầu tiên việc đề cập đến người Nga trong các đơn vị Lê dương đóng quân tại Việt Nam được nhắc đến trong cuốn nhật ký lữ hành của Bá tước Nga Vyazemsky, người đã đến thăm đất nước của các bạn vào năm 1892. Bá tước đã gặp những người lính đồng hương ở Lạng Sơn.

Vào cuối thế kỷ 19, những người lính Lê dương Nga chủ yếu là cư dân khu vực phía Tây của Đế chế Nga, rời bỏ đất nước vì những nguyên do kinh tế-xã hội hoặc dân tộc-tín ngưỡng và xung vào đoàn quân lê-dương ở Pháp. Còn vào đầu thế kỷ 20, người sinh viên Dmitry Yazev đã đầu quân làm lính Lê dương ngay tại Việt Nam. Thời đó, ông cùng với bạn bè đi  du ngoạn đến Trung Quốc, sau đó đến Bắc Bộ. Ở đó, khi hết tiền mang theo, Dmitry đăng lính Lê dương và phục vụ  trong quân ngũ toàn bộ thời hạn hợp đồng —  là 5 năm. Khi trở về Nga, ông đã nói rất nhiều về đất nước của các bạn, về vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của Việt Nam. Ông thường hồi tưởng đến chuyện một người lính lê dương cùng đơn vị của ông đứng gác đã bị một con hổ  tấn công và tha vào rừng rậm.

Sau các sự kiện cách mạng năm 1917 và cuộc nội chiến, hàng trăm ngàn người đã từ bỏ nước Nga di tản, hầu hết trong số đó thuộc giới quân sự. Nhiều người lâm vào hoành cảnh khó khăn về vật chất buộc phải lưu vong  đã  gia nhập đội quân Lê dương. Ở Việt Nam, vào năm 1921 đã có 107 người  lính Lê dương-Nga, cho đến năm 1929  đã tuyển mộ thêm 129 binh sĩ.

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều binh sĩ của quân đội Liên Xô đã bị  phát xít Đức bắt làm tù binh, và sau thất bại của Đức, họ lưu lại trên phần lãnh thổ của nước này do quân Đồng minh- Hoa Kỳ, Anh và Pháp kiểm soát. Cảnh bần cùng buộc họ phải  gia nhập quân đoàn viễn chinh nước ngoài.
Ở Việt Nam, một trong số họ, cựu phi công Biblichenko  đã làm việc tại sân bay Gia Lâm. Ở đó, ông đã chiếm được một chiếc phi cơ quân sự Pháp và bay sang phía quân du kích tại tỉnh Yên Bái. Nhưng trong khi mọi người đang vui mừng bắt tay chào hỏi thân thiện thì một máy bay Pháp khác bay đến  ném bom vào chiếc phi cơ vừa bị chiếm.

Trống đồng Sông Đà trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp. - Sputnik Việt Nam
Trống đồng: viên tướng nhà Hán và nhà khảo cổ học Nga
Một người lính Lê dương khác, Fedor Bessmertnyi rời khỏi hàng ngũ Lê dương cùng với vũ khí của  mình và chạy trốn vào rừng, ở đó ông gặp tiểu đoàn 307 nổi tiếng và bắt đầu ở lại đơn vị này chiến đấu chống Pháp. Những người đồng đội Việt Nam đặt cho ông cái tên mới là Anh. Ông  nói thông thạo tiếng Việt, là một chiến sĩ gài mìn xuất sắc, tham gia vào việc thiết kế và tiến hành các hoạt động chiến thuật. Ông được trao tặng hai huy chương của Quân đội nhân dân Việt Nam.  Trong tiểu đoàn, ông Fedor kết hôn với bà Nguyễn Thị Vinh. Hai người cùng với hai đứa con đã trở về quê hương vào năm 1958. Sau khi ông mất, vợ và con của ông đã trở về Việt Nam. Sau đó, Nicholai, một trong hai người con trai của ông Fedor và bà Vinh, lại một lần nữa quay trở về Liên Xô.

Cũng trong tiểu đoàn cùng chiến đấu chống Pháp còn có một người lính Lê dương khác là Platon Skrzhinskiy. Vào năm 1946,  tại Pháp ông đã gia nhập quân đoàn Lê dương  và được gửi đến Việt Nam. Ông Platon phục vụ ở Vĩnh Long, và sau đó tại Bến Tre — là tài xế xe tải quân sự. Ông đã thiết lập liên lạc với đại diện của du kích và mùa hè  năm tới chuyển sang phía Việt Minh. Ông được đặt tên Việt Nam là Thành. Ông là một xạ thủ,  chỉ huy đội công binh. Tám năm liền ông đi trên những con đường mòn của lực lượng du kích miền Nam. Thời gian đó, ông gặp một người con gái Bến Tre tên là Mai và kết hôn với bà vào năm 1948. Một năm sau, con gái của họ là Janine ra đời.

Vào năm 1955, trước khi Platon quay về Liên Xô, ông được mời đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Việt Nam đích thân viết thư cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, công nhận sự đóng góp của "đồng chí Thành" đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

© Ảnh : Janine Platon Skrzhinskiy tại Hà Nội
Người lính Lê dương trở thành người anh hùng trong Kháng chiến chống Pháp - Sputnik Việt Nam
Platon Skrzhinskiy tại Hà Nội

Tại Matxcơva, Platon-Thành làm phiên dịch tiếng Việt ở Ban Việt ngữ Đài phát thanh đối ngoại Matxcơva, như tên gọi đài "Tiếng nói nước Nga" dưới thời Xô Viết, hiện nay là "Sputnik".

Là người biết tiếng Việt giỏi, hiểu rõ phong tục tập quán của người Việt Nam, ông là cố vấn cho hàng chục chuyên gia Việt Nam học trẻ tuổi của Liên Xô. Trước khi qua đời vào năm 2003, ông đã có cơ hội một lần nữa sang Việt Nam thăm đồng đội cũ và bà con của người vợ quá cố.

Cả con gái của Platon- Thành là Janine cũng đã sang thăm nơi bà ra đời và trải qua thời thơ ấu. Bà Janine cũng là nhân viên Ban Việt ngữ của Đài phát thanh Matxcơva và "Tiếng nói nước Nga". Hiện nay bà nghỉ hưu sống ở Matxcơva, nuôi dạy các cháu. Bà Janine  gửi lời chào thân ái đến người thân của mình ở Việt Nam, và  tất cả độc giả trên trang web của chúng tôi.

Bà Janine nói:

 

"Suốt cuộc đời mình, cha tôi đã gìn giữ tình yêu và sự tôn trọng đối với đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam, tưởng nhớ những người đồng đội ngày xưa. Ông đã thường xuyên kể về những năm tháng ông đã trải qua trên đất nước của các bạn, cũng là nơi ông xem là đất nước quê hương của mình. Việt Nam cũng là mảnh đất chôn rau cắt rốn của tôi."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала